Ngày 29/8/2024, UBND tỉnh Bắc Giang quyết định ban hành Đề án xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên không gian mạng, giai đoạn 2024 - 2030, trở thành địa phương đầu tiên của cả nước triển khai Đề án này. Để làm rõ hơn nội dung trên, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Tội phạm, vi phạm pháp luật
trên không gian mạng diễn biến phức tạp
Xin đồng chí cho biết tình hình an ninh trật tự (ANTT) và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua như thế nào ?
Đại tá Đỗ Đức Trịnh: Thời gian qua, hoạt động lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến địa bàn tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nổi lên các vụ việc mất an ninh, an toàn hệ thống thông tin, lộ, mất bí mật nhà nước trên không gian mạng; thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối, bất mãn... tăng cường tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đa dạng, khó nhận biết để phòng ngừa...
Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính 7 trường hợp, răn đe giáo dục 14 trường hợp đăng tải thông tin vi phạm pháp luật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng; gỡ bỏ 32 clip đăng tải trên 31 tài khoản mạng xã hội; vô hiệu hóa 3.916 lượt chia sẻ có hành vi xuyên tạc, giật tít, câu tương tác; phát hiện, đấu tranh 43 vụ liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao, như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, tín dụng đen, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng.
Trước thực trạng trên, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng là một trong những nội dung quan trọng đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Qua đó bước đầu hình thành mô hình công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng.
Tuy nhiên, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chủ yếu mới tập trung vào những vấn đề phức tạp nổi lên theo lĩnh vực, thời điểm, chưa mang tính hệ thống, toàn diện; chưa phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong tham gia bảo đảm ANTT trên không gian mạng. Chưa có nguồn lực tổ chức triển khai thực hiện công tác xây dựng phong trào này.
Chưa có cơ chế gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục các cấp đối với kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
Được biết, ngày 29/8/2024, UBND tỉnh có quyết định ban hành Đề án xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng, giai đoạn 2024 – 2030. Xin đồng chí cho biết những điểm mới của Đề án là gì?
Đại tá Đỗ Đức Trịnh: Đề án xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng, giai đoạn 2024 - 2030 được ban hành có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm ANTT, phòng, chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng, với nhiều điểm mới, nổi bật như: Huy động các tầng lớp nhân dân cả ở trong và ngoài địa bàn tỉnh, trong và ngoài nước (nếu có điều kiện) hưởng ứng, tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của tỉnh Bắc Giang trên không gian mạng; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh tham gia phong trào.
Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng.
Điểm mới nữa là ban hành chủ trương, quy định, cơ chế để huy động, phát huy vai trò của nhân dân tham gia bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên môi trường mạng; tạo nền tảng để xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn kết chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên không gian mạng; bố trí lực lượng và xây dựng mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng.
Vậy mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án là gì, thưa đồng chí ?
Đại tá Đỗ Đức Trịnh: Mục tiêu chung của Đề án là huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng; nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân; bảo đảm môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho các hoạt động của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Trong đó có 9 mục tiêu cụ thể gồm: Tham mưu cấp ủy đảng các cấp ban hành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo; ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; quán triệt, tập huấn cho đội ngũ làm công tác xây dựng phong trào các cấp; tập huấn cho người đứng đầu mô hình, ban quản trị các tổ nhóm; cập nhật kiến thức cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật, kỹ năng tham gia không gian mạng; khai thác tốt phương tiện truyền thông, kênh thông tin; tranh thủ người có uy tín, ảnh hưởng trên không gian mạng; xây dựng mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng.
Lãnh đạo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh triển khai nhiệm vụ đấu tranh tội phạm trên không gian mạng.
Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện Đề án. Tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về viễn thông, công nghệ thông tin, an ninh mạng.
Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với lực lượng Quân đội, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác xây dựng phong trào; xây dựng, duy trì và phổ biến nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác này.
Quan tâm đầu tư trang thiết bị, giải pháp công nghệ phục vụ công tác xây dựng phong trào; đồng thời tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết, khảo sát, đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án.
Huy động sức mạnh toàn dân
Quan điểm chỉ đạo, phương châm, nguyên tắc để thực hiện tốt Đề án trên là gì, thưa đồng chí?
Đại tá Đỗ Đức Trịnh: Quan điểm chỉ đạo là phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện; lực lượng Công an giữ vai trò tham mưu nòng cốt.
Phong trào này phải gắn bó chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên không gian mạng; là một thành tố của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung.
Cán bộ Công an xã Tân Sỏi (Yên Thế) và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức tuyên truyền tới người dân về cách phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.
Vận động toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ trên không gian mạng phải gắn liền với tấn công, trấn áp tội phạm. Phát huy ưu điểm, lợi thế, hạn chế tối đa mặt trái của không gian mạng phục vụ công tác xây dựng phong trào này.
Phương châm, nguyên tắc thực hiện Đề án là phát huy cao nhất tinh thần chủ động, sáng tạo, tranh thủ mọi điều kiện xã hội, khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác, sức sáng tạo, nguồn lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, xây dựng, hình thành phong trào rộng khắp tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của không gian mạng.
Nội dung xây dựng phong trào phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển KT-XH và đáp ứng lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân. Phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò của các lực lượng và các phong trào cách mạng khác của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đoàn thể. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Ngày 29/8/2024, UBND tỉnh Bắc Giang quyết định ban hành Đề án xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên không gian mạng, giai đoạn 2024 - 2030, trở thành địa phương đầu tiên của cả nước triển khai Đề án này. Để làm rõ hơn nội dung trên, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Tội phạm, vi phạm pháp luật
trên không gian mạng diễn biến phức tạp
Xin đồng chí cho biết tình hình an ninh trật tự (ANTT) và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua như thế nào ?
Đại tá Đỗ Đức Trịnh: Thời gian qua, hoạt động lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến địa bàn tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nổi lên các vụ việc mất an ninh, an toàn hệ thống thông tin, lộ, mất bí mật nhà nước trên không gian mạng; thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối, bất mãn... tăng cường tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đa dạng, khó nhận biết để phòng ngừa...
Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính 7 trường hợp, răn đe giáo dục 14 trường hợp đăng tải thông tin vi phạm pháp luật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng; gỡ bỏ 32 clip đăng tải trên 31 tài khoản mạng xã hội; vô hiệu hóa 3.916 lượt chia sẻ có hành vi xuyên tạc, giật tít, câu tương tác; phát hiện, đấu tranh 43 vụ liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao, như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, tín dụng đen, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng.
Trước thực trạng trên, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng là một trong những nội dung quan trọng đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Qua đó bước đầu hình thành mô hình công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng.
Tuy nhiên, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chủ yếu mới tập trung vào những vấn đề phức tạp nổi lên theo lĩnh vực, thời điểm, chưa mang tính hệ thống, toàn diện; chưa phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong tham gia bảo đảm ANTT trên không gian mạng. Chưa có nguồn lực tổ chức triển khai thực hiện công tác xây dựng phong trào này.
Chưa có cơ chế gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục các cấp đối với kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
Được biết, ngày 29/8/2024, UBND tỉnh có quyết định ban hành Đề án xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng, giai đoạn 2024 – 2030. Xin đồng chí cho biết những điểm mới của Đề án là gì?
Đại tá Đỗ Đức Trịnh: Đề án xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng, giai đoạn 2024 - 2030 được ban hành có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm ANTT, phòng, chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng, với nhiều điểm mới, nổi bật như: Huy động các tầng lớp nhân dân cả ở trong và ngoài địa bàn tỉnh, trong và ngoài nước (nếu có điều kiện) hưởng ứng, tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của tỉnh Bắc Giang trên không gian mạng; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh tham gia phong trào.
Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng.
Điểm mới nữa là ban hành chủ trương, quy định, cơ chế để huy động, phát huy vai trò của nhân dân tham gia bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên môi trường mạng; tạo nền tảng để xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn kết chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên không gian mạng; bố trí lực lượng và xây dựng mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng.
Vậy mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án là gì, thưa đồng chí ?
Đại tá Đỗ Đức Trịnh: Mục tiêu chung của Đề án là huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng; nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân; bảo đảm môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho các hoạt động của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Trong đó có 9 mục tiêu cụ thể gồm: Tham mưu cấp ủy đảng các cấp ban hành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo; ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; quán triệt, tập huấn cho đội ngũ làm công tác xây dựng phong trào các cấp; tập huấn cho người đứng đầu mô hình, ban quản trị các tổ nhóm; cập nhật kiến thức cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật, kỹ năng tham gia không gian mạng; khai thác tốt phương tiện truyền thông, kênh thông tin; tranh thủ người có uy tín, ảnh hưởng trên không gian mạng; xây dựng mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng.
Lãnh đạo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh triển khai nhiệm vụ đấu tranh tội phạm trên không gian mạng.
Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện Đề án. Tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về viễn thông, công nghệ thông tin, an ninh mạng.
Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với lực lượng Quân đội, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác xây dựng phong trào; xây dựng, duy trì và phổ biến nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác này.
Quan tâm đầu tư trang thiết bị, giải pháp công nghệ phục vụ công tác xây dựng phong trào; đồng thời tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết, khảo sát, đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án.
Huy động sức mạnh toàn dân
Quan điểm chỉ đạo, phương châm, nguyên tắc để thực hiện tốt Đề án trên là gì, thưa đồng chí?
Đại tá Đỗ Đức Trịnh: Quan điểm chỉ đạo là phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện; lực lượng Công an giữ vai trò tham mưu nòng cốt.
Phong trào này phải gắn bó chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên không gian mạng; là một thành tố của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung.
Cán bộ Công an xã Tân Sỏi (Yên Thế) và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức tuyên truyền tới người dân về cách phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.
Vận động toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ trên không gian mạng phải gắn liền với tấn công, trấn áp tội phạm. Phát huy ưu điểm, lợi thế, hạn chế tối đa mặt trái của không gian mạng phục vụ công tác xây dựng phong trào này.
Phương châm, nguyên tắc thực hiện Đề án là phát huy cao nhất tinh thần chủ động, sáng tạo, tranh thủ mọi điều kiện xã hội, khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác, sức sáng tạo, nguồn lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, xây dựng, hình thành phong trào rộng khắp tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của không gian mạng.
Nội dung xây dựng phong trào phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển KT-XH và đáp ứng lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân. Phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò của các lực lượng và các phong trào cách mạng khác của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đoàn thể. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!