Cập nhật: 21:13 ngày 23/05/2024
Cập nhật: 21:13 ngày 23/05/2024
bacgiang-emagazine
 
 

Đặc sắc Lễ hội

Vật cầu nước làng Vân

 

• Nội dung: Đào Thu - Lê Minh

• Ảnh: Nhật Thanh - Nguyễn Hưởng và CTV

• Trình bày: Ngọc Nhi

 

Cứ 4 năm một lần, từ ngày 12 đến 14 tháng Tư Âm lịch hằng năm, người dân làng Vân Hà (xưa là làng Yên Viên, tên tục gọi là làng Vân), thị xã Việt Yên lại nô nức mở hội vật cầu nước. Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dự.

 

Múa lân trước khi diễn ra trận đấu vật cầu.

Lễ hội vật Cầu nước làng Vân có từ lâu đời gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng dân gian của nhân dân địa phương. Tục truyền, trước đây hai anh em Trương Hống, Trương Hát phò Triệu Quang Phục đánh giặc Lương. Khi đánh thắng quân Lương ở đàm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy quả, chúng xông ra chống lại quân nhà Thánh. Hai bên xung trận, bọn quỷ đen ra điều kiện rằng: Nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn. Còn nếu thua, chúng sẽ phải quy phục theo hầu nhà Thánh, Chiến trận xảy ra, cuối cùng bọn quỷ đen thua trận đã phải quy phục Đức thánh Tam Giang ở đây.
Khi thắng trận, dân mở hội ăn mừng chiến thắng, trong đó có các quân cầu là biểu trưng cho lũ quỷ nước nêu trên, hội vật cầu nước với ý nghĩa là hội mừng chiến thắng. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn của cư dân trồng lúa nước đó là tín ngưỡng thờ thần mặt trời, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. (Quả cầu tượng trưng cho Mặt trời).
 

Nước đổ vào sân thi đấu được đựng trong chum gánh từ sông Cầu lên.

 

Theo thông lệ xưa, hội vật cầu nước làng Vân được tổ chức thường xuyên theo điều lệ và quy ước của làng. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954, Lễ hội Vật cầu nước ít được tổ chức, hòa bình lập lại đến năm 1973, nhân dân địa phương khôi phục và duy trì trở lại. Năm 2002, được nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân được khôi phục lại mang đầy đủ sắc thái, diện mạo của lễ hội dân gian theo nghi thức cổ truyền. Hương ước của làng hiện nay quy định, 4 năm sẽ tổ chức Lễ hội Vật cầu nước một lần.

Quả cầu làm bằng gỗ mít, nặng khoảng 20 kg.

 

Công việc cần chuẩn bị đầu tiên cho hội vật cầu là chọn người trong ban tế. Những người này phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể do làng định như phu phụ song toàn, bản thân có uy tín với dân làng, được mọi người yêu mến, kính nể. Cùng với chọn người vào ban tế, việc cắt các chân phù giá như vác cờ, khiêng kiệu, hương án và tập dượt đều do làng bầu chọn, đặc biệt họ cần phải có sự tự giác, nhiệt tình. Việc tuyển chọn quân cầu cũng hết sức cẩn trọng.

Trước đây, quân cầu do các giáp cử ra. Làng Vân xưa gồm 4 giáp, mỗi giáp được cử 4 người, tổng cộng 16 người. Nay làng được chia thành 5 xóm nhưng số người ở các xóm vẫn giữ nguyên để đảm bảo công bằng, cộng với 4 người dự phòng. Tiêu chuẩn để làm quân cầu là những trai làng chưa vợ, khoẻ mạnh, không có vận áo xám, bệnh tật, không có can phạm, can án. Làng cử ra một ban huấn luyện để dạy cho các quân cầu cách đi đứng, để tay, ngồi, cách chơi cầu…

Quả cầu được đặt ở vị trí trang trọng để thực hiện nghi lễ dâng hương.

 

Tham gia điều khiển Hội vật cầu còn có bộ phận trống lễ và trống trận. Những người này đều đã qua khánh tiết, có độ tuổi từ 50 trở lên, được các cụ trong hội đồng bô lão cử ra. Đến giờ quy định, các quân cầu được người luyện quân đưa ra sân hội. Sân cầu phía trước đền Hạ, hình chữ nhật dài 18m, rộng 14m, hố cầu rộng 60cm.

Các quân cầu cởi trần đóng khố, ngoài khoác áo dài the xếp thành bốn hàng dọc đứng trước sân quay mặt vào đền lễ Thánh. Lễ xong, tất cả quân cầu được lên sân đền Hạ để uống rượu trận. Họ ngồi xếp bằng trong 4 hàng, hai bên quay mặt vào nhau, cỗ trận để ở giữa. Cỗ trận là các loại hoa quả như dưa hấu, vải và rượu bày trong 4 mâm, mỗi mâm 4 bát, 4 đĩa. Tất cả đều dùng que tre vót nhọn để ăn. Vừa ăn, họ vừa cười nói vui vẻ.

 

Các quân cầu làm lễ trước khi thi đấu.

 

Sau khi ăn cỗ trận, chiêng trống nổi lên ba hồi, hội vật cầu chính thức diễn ra. Quân cầu được xếp thành 4 hàng ở trong sân cầu. Trống nổi lên, tất cả quân cầu vào trận. Trước khi tranh cầu, hai bên cho người vào vật thờ ở giữa sân cầu. Vật thờ cũng là nét văn hoá dân gian độc đáo thể hiện sự thành kính trước các vị Thánh được thờ ở đền.Vật thờ 3 keo xong theo hiệu lệnh của ông Cai đám thì vật cầu nước.

Sau lễ vật thờ, các quân cầu làm lễ Thánh. Họ trong các tư thế hai tay đan vào nhau đặt trước bụng, giơ ngang tầm mắt, rồi đặt trước trán, cúi sát đất, quỳ gối, phủ phục, lễ Thánh. Tất cả làm như thế 5 lần. Quân cầu lại chuyển thành vòng tròn, tay trái giữ bụng, tay phải giơ cao đi vòng quanh sân cầu 5 lần vừa đi vừa hô vang "hí hạ, hứ hẹ" tỏ rõ sự vui mừng khôn xiết. Từ vòng tròn, quân cầu lại chia thành hai hàng, mỗi hàng có một người đứng ra khoác tay, giáp vai nhau thể hiện sự đoàn kết rồi bắt đầu vào lễ vật cầu nước.

 

Các quân cầu chuẩn bị thi đấu.

 

Sau khi có hiệu lệnh của ông Cai đám, xóm Đương cai bê quả cầu đang đặt trước cửa đền Hạ ra giữa sân cầu rồi nổi trống lệnh để vào vật. Khi ông Cai đám gieo cầu vào sân, hai bên xô vào tranh cầu bỏ vào lỗ cầu của đối phương, nếu bỏ được là thắng. Cướp được cầu cũng có nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh nắng cho lúa khoai…

Trận đua cướp cầu diễn ra sôi nổi trong tiếng hò reo của dân làng, du khách. Các quân cầu đang ở tư thế ngồi vòng tròn trong sân cầu nhận tiếng trống lệnh liền đứng dậy nâng cầu lên trên đầu vừa reo hò và tranh nhau quả cầu để thả vào lỗ của bên đối phương.

 

Ba người làm nhiệm vụ huấn luyện quân cầu cũng đồng thời là những người cầm trịch. Nếu cầu ở giữa sân thì người đánh trống nhẹ nhàng, khoan thai nhưng khi cầu đã được đưa ra đến gần lỗ của đối phương thì trống giục liên hồi để thúc quân. Cầu gần ra ngoài vạch thì đánh trống cắc. Lúc ấy hai bên không tranh nhau cầu nữa vì nếu như một bên nào đó có bỏ được cầu vào lỗ của đối phương thì quả cầu ấy cũng không được tính.

Với những giá trị đặc sắc, “độc nhất vô nhị” đó, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 63/QĐ-BVHTTDL ngày 12/1/2022.

 

Luật quy định: Dưới đánh lên, trên đánh xuống, đánh trong vòng 2 giờ thì giải lao. Khi nghe tiếng trống cắc, cắc, cắc… quân cầu lại bê cầu vào vị trí giữa sân để chờ hiệu lệnh của người cầm trịch điều khiển. Do vậy, người điều khiển cuộc chơi phải là những người am hiểu về luật lệ và khỏe mạnh. Trong hội vật cầu, vì đền quay mặt về hướng Tây nên hai hướng cầu ở phía Bắc và Nam.

 

Các trận đấu diễn ra sôi động, hấp dẫn.

 

Trong khi chơi, nếu bên phía Nam thắng là điều tốt lành cho làng. Năm đó, sẽ mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc. Cuộc tranh đua cũng rất khó vì khi vào lỗ cầu, bên bị tấn công cho người ngồi vào giữ lỗ cầu. Lỗ vừa lọt quả cầu mà có người giữ lỗ thì rất khó thắng, bởi thế nếu găng vật cầu nước có thể diễn ra 2, 3 ngày. Thường mỗi bên thắng một trận và một trận hoà.

Kết thúc cuộc chơi, xóm đăng cai rửa sạch cầu rồi lại đặt lên đẳng để làm lễ tạ Thánh. Quân cầu lại xếp thành 4 hàng dọc trước sân cầu để tạ Thánh rồi tất cả chạy ùa ra sông Cầu tắm rửa, kết thúc một ngày trong hội vật cầu. Sang ngày thứ 2, thứ 3, công việc vẫn được diễn ra như ngày đầu: 10 giờ sáng tế ở đền Hạ, 13 giờ 30 phút vào hội vật cầu và 16 giờ làm lễ tế tạ.

Bốn năm, đến hẹn lại lên, Hội Vật Cầu nước năm nay diễn ra từ ngày 19 đến 21/5 (tức từ ngày 12 đến 14 tháng Tư Âm lịch). Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người dân, du khách thập phương về dự và để lại những ấn tượng sâu sắc về nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng cũng như vùng đất, con người làng Vân.

 

Cũng như một số lễ hội dân gian truyền thống khác, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân mang đậm nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước định canh, hội mang nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn tâm linh. Quả cầu tròn là dương tượng trưng cho mặt trời, còn lỗ cầu tượng trưng cho âm, âm dương hòa hợp là mọi người làm ăn phát đạt, vạn sự bình yên và đó cũng là mong muốn của cộng đồng, mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ hội Vật cầu nước là để ôn lại tích xưa nhà Thánh đi dẹp giặc, là dịp để tạ ơn Thánh đã ban cho dân làng cuộc sống ấm no. Lễ hội Vật cầu nước cũng là để cầu cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, đời sống phồn thịnh. Không những vậy, đó cũng là môn thể thao để rèn luyện sức khoẻ và tạo mối đoàn kết một lòng trong nhân dân 4 giáp của làng Vân…

 
Niềm vui chiến thắng.
 
Với những giá trị đặc sắc, “độc nhất vô nhị” đó, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 63/QĐ-BVHTTDL ngày 12/1/2022.
Bốn năm, đến hẹn lại lên, Hội Vật Cầu nước năm nay diễn ra từ ngày 19 đến 21/5 (tức từ ngày 12 đến 14 tháng Tư Âm lịch). Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người dân, du khách thập phương về dự và để lại những ấn tượng sâu sắc về nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng cũng như vùng đất, con người làng Vân.

Khán giả cổ vũ các quân cầu thi đấu.

 
 

Đặc sắc Lễ hội Vật cầu nước làng Vân

 
 

Cứ 4 năm một lần, từ ngày 12 đến 14 tháng Tư Âm lịch hằng năm, người dân làng Vân Hà (xưa là làng Yên Viên, tên tục gọi là làng Vân), thị xã Việt Yên lại nô nức mở hội vật cầu nước. Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dự.

 

Múa lân trước khi diễn ra trận đấu vật cầu.

Lễ hội vật Cầu nước làng Vân có từ lâu đời gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng dân gian của nhân dân địa phương. Tục truyền, trước đây hai anh em Trương Hống, Trương Hát phò Triệu Quang Phục đánh giặc Lương. Khi đánh thắng quân Lương ở đàm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy quả, chúng xông ra chống lại quân nhà Thánh. Hai bên xung trận, bọn quỷ đen ra điều kiện rằng: Nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn. Còn nếu thua, chúng sẽ phải quy phục theo hầu nhà Thánh, Chiến trận xảy ra, cuối cùng bọn quỷ đen thua trận đã phải quy phục Đức thánh Tam Giang ở đây.
Khi thắng trận, dân mở hội ăn mừng chiến thắng, trong đó có các quân cầu là biểu trưng cho lũ quỷ nước nêu trên, hội vật cầu nước với ý nghĩa là hội mừng chiến thắng. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn của cư dân trồng lúa nước đó là tín ngưỡng thờ thần mặt trời, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. (Quả cầu tượng trưng cho Mặt trời).

Nước đổ vào sân thi đấu được đựng trong chum gánh từ sông Cầu lên.

Theo thông lệ xưa, hội vật cầu nước làng Vân được tổ chức thường xuyên theo điều lệ và quy ước của làng. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954, Lễ hội Vật cầu nước ít được tổ chức, hòa bình lập lại đến năm 1973, nhân dân địa phương khôi phục và duy trì trở lại. Năm 2002, được nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân được khôi phục lại mang đầy đủ sắc thái, diện mạo của lễ hội dân gian theo nghi thức cổ truyền. Hương ước của làng hiện nay quy định, 4 năm sẽ tổ chức Lễ hội Vật cầu nước một lần.

Quả cầu làm bằng gỗ mít, nặng khoảng 20 kg.

Công việc cần chuẩn bị đầu tiên cho hội vật cầu là chọn người trong ban tế. Những người này phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể do làng định như phu phụ song toàn, bản thân có uy tín với dân làng, được mọi người yêu mến, kính nể. Cùng với chọn người vào ban tế, việc cắt các chân phù giá như vác cờ, khiêng kiệu, hương án và tập dượt đều do làng bầu chọn, đặc biệt họ cần phải có sự tự giác, nhiệt tình. Việc tuyển chọn quân cầu cũng hết sức cẩn trọng.
Trước đây, quân cầu do các giáp cử ra. Làng Vân xưa gồm 4 giáp, mỗi giáp được cử 4 người, tổng cộng 16 người. Nay làng được chia thành 5 xóm nhưng số người ở các xóm vẫn giữ nguyên để đảm bảo công bằng, cộng với 4 người dự phòng. Tiêu chuẩn để làm quân cầu là những trai làng chưa vợ, khoẻ mạnh, không có vận áo xám, bệnh tật, không có can phạm, can án. Làng cử ra một ban huấn luyện để dạy cho các quân cầu cách đi đứng, để tay, ngồi, cách chơi cầu…

Quả cầu được đặt ở vị trí trang trọng để thực hiện nghi lễ dâng hương.

Tham gia điều khiển Hội vật cầu còn có bộ phận trống lễ và trống trận. Những người này đều đã qua khánh tiết, có độ tuổi từ 50 trở lên, được các cụ trong hội đồng bô lão cử ra. Đến giờ quy định, các quân cầu được người luyện quân đưa ra sân hội. Sân cầu phía trước đền Hạ, hình chữ nhật dài 18m, rộng 14m, hố cầu rộng 60cm.
Các quân cầu cởi trần đóng khố, ngoài khoác áo dài the xếp thành bốn hàng dọc đứng trước sân quay mặt vào đền lễ Thánh. Lễ xong, tất cả quân cầu được lên sân đền Hạ để uống rượu trận. Họ ngồi xếp bằng trong 4 hàng, hai bên quay mặt vào nhau, cỗ trận để ở giữa. Cỗ trận là các loại hoa quả như dưa hấu, vải và rượu bày trong 4 mâm, mỗi mâm 4 bát, 4 đĩa. Tất cả đều dùng que tre vót nhọn để ăn. Vừa ăn, họ vừa cười nói vui vẻ.
 

Các quân cầu làm lễ trước khi thi đấu.

Sau khi ăn cỗ trận, chiêng trống nổi lên ba hồi, hội vật cầu chính thức diễn ra. Quân cầu được xếp thành 4 hàng ở trong sân cầu. Trống nổi lên, tất cả quân cầu vào trận. Trước khi tranh cầu, hai bên cho người vào vật thờ ở giữa sân cầu. Vật thờ cũng là nét văn hoá dân gian độc đáo thể hiện sự thành kính trước các vị Thánh được thờ ở đền.Vật thờ 3 keo xong theo hiệu lệnh của ông Cai đám thì vật cầu nước.
Sau lễ vật thờ, các quân cầu làm lễ Thánh. Họ trong các tư thế hai tay đan vào nhau đặt trước bụng, giơ ngang tầm mắt, rồi đặt trước trán, cúi sát đất, quỳ gối, phủ phục, lễ Thánh. Tất cả làm như thế 5 lần. Quân cầu lại chuyển thành vòng tròn, tay trái giữ bụng, tay phải giơ cao đi vòng quanh sân cầu 5 lần vừa đi vừa hô vang "hí hạ, hứ hẹ" tỏ rõ sự vui mừng khôn xiết. Từ vòng tròn, quân cầu lại chia thành hai hàng, mỗi hàng có một người đứng ra khoác tay, giáp vai nhau thể hiện sự đoàn kết rồi bắt đầu vào lễ vật cầu nước.

Các quân cầu chuẩn bị thi đấu.

Sau khi có hiệu lệnh của ông Cai đám, xóm Đương cai bê quả cầu đang đặt trước cửa đền Hạ ra giữa sân cầu rồi nổi trống lệnh để vào vật. Khi ông Cai đám gieo cầu vào sân, hai bên xô vào tranh cầu bỏ vào lỗ cầu của đối phương, nếu bỏ được là thắng. Cướp được cầu cũng có nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh nắng cho lúa khoai…
Trận đua cướp cầu diễn ra sôi nổi trong tiếng hò reo của dân làng, du khách. Các quân cầu đang ở tư thế ngồi vòng tròn trong sân cầu nhận tiếng trống lệnh liền đứng dậy nâng cầu lên trên đầu vừa reo hò và tranh nhau quả cầu để thả vào lỗ của bên đối phương. Ba người làm nhiệm vụ huấn luyện quân cầu cũng đồng thời là những người cầm trịch. Nếu cầu ở giữa sân thì người đánh trống nhẹ nhàng, khoan thai nhưng khi cầu đã được đưa ra đến gần lỗ của đối phương thì trống giục liên hồi để thúc quân. Cầu gần ra ngoài vạch thì đánh trống cắc. Lúc ấy hai bên không tranh nhau cầu nữa vì nếu như một bên nào đó có bỏ được cầu vào lỗ của đối phương thì quả cầu ấy cũng không được tính.

Với những giá trị đặc sắc, “độc nhất vô nhị” đó, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 63/QĐ-BVHTTDL ngày 12/1/2022.

Luật quy định: Dưới đánh lên, trên đánh xuống, đánh trong vòng 2 giờ thì giải lao. Khi nghe tiếng trống cắc, cắc, cắc… quân cầu lại bê cầu vào vị trí giữa sân để chờ hiệu lệnh của người cầm trịch điều khiển. Do vậy, người điều khiển cuộc chơi phải là những người am hiểu về luật lệ và khỏe mạnh. Trong hội vật cầu, vì đền quay mặt về hướng Tây nên hai hướng cầu ở phía Bắc và Nam.
 

 

Các trận đấu diễn ra sôi động, hấp dẫn.

Trong khi chơi, nếu bên phía Nam thắng là điều tốt lành cho làng. Năm đó, sẽ mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc. Cuộc tranh đua cũng rất khó vì khi vào lỗ cầu, bên bị tấn công cho người ngồi vào giữ lỗ cầu. Lỗ vừa lọt quả cầu mà có người giữ lỗ thì rất khó thắng, bởi thế nếu găng vật cầu nước có thể diễn ra 2, 3 ngày. Thường mỗi bên thắng một trận và một trận hoà.

Kết thúc cuộc chơi, xóm đăng cai rửa sạch cầu rồi lại đặt lên đẳng để làm lễ tạ Thánh. Quân cầu lại xếp thành 4 hàng dọc trước sân cầu để tạ Thánh rồi tất cả chạy ùa ra sông Cầu tắm rửa, kết thúc một ngày trong hội vật cầu. Sang ngày thứ 2, thứ 3, công việc vẫn được diễn ra như ngày đầu: 10 giờ sáng tế ở đền Hạ, 13 giờ 30 phút vào hội vật cầu và 16 giờ làm lễ tế tạ.

Bốn năm, đến hẹn lại lên, Hội Vật Cầu nước năm nay diễn ra từ ngày 19 đến 21/5 (tức từ ngày 12 đến 14 tháng Tư Âm lịch). Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người dân, du khách thập phương về dự và để lại những ấn tượng sâu sắc về nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng cũng như vùng đất, con người làng Vân.

Cũng như một số lễ hội dân gian truyền thống khác, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân mang đậm nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước định canh, hội mang nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn tâm linh. Quả cầu tròn là dương tượng trưng cho mặt trời, còn lỗ cầu tượng trưng cho âm, âm dương hòa hợp là mọi người làm ăn phát đạt, vạn sự bình yên và đó cũng là mong muốn của cộng đồng, mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ hội Vật cầu nước là để ôn lại tích xưa nhà Thánh đi dẹp giặc, là dịp để tạ ơn Thánh đã ban cho dân làng cuộc sống ấm no. Lễ hội Vật cầu nước cũng là để cầu cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, đời sống phồn thịnh. Không những vậy, đó cũng là môn thể thao để rèn luyện sức khoẻ và tạo mối đoàn kết một lòng trong nhân dân 4 giáp của làng Vân…

Niềm vui chiến thắng.

Với những giá trị đặc sắc, “độc nhất vô nhị” đó, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 63/QĐ-BVHTTDL ngày 12/1/2022.
Bốn năm, đến hẹn lại lên, Hội Vật Cầu nước năm nay diễn ra từ ngày 19 đến 21/5 (tức từ ngày 12 đến 14 tháng Tư Âm lịch). Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người dân, du khách thập phương về dự và để lại những ấn tượng sâu sắc về nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng cũng như vùng đất, con người làng Vân.

Khán giả cổ vũ các quân cầu thi đấu.

 

• Nội dung: Đào Thu - Lê Minh
• Ảnh: Nhật Thanh - Nguyễn Hưởng và CTV
• Trình bày: Ngọc Nhi