Do nằm ở vị trí giao nhau giữa sông Sỏi và sông Thương, nơi có nhiều luồng cát tụ lại nên cánh đồng Cột Đèn thuộc thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức (Tân Yên) thường có tàu thuyền đến khai thác cát trái phép, gây bức xúc trong nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Bằng những biện pháp quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương, đến nay, tình trạng khai thác cát trái phép không còn. Cuộc sống ở Cửa Sông đã bình yên trở lại.
Dẫn chúng tôi ra thăm cánh đồng Cột Đèn, ông Nguyễn Trọng Khang, Bí thư Chi bộ thôn Cửa Sông cho biết, vào thời điểm trước năm 2020, tình trạng khai thác cát trái phép ở khu vực này diễn ra rất phức tạp, nhức nhối. “Cứ vài hôm lại có tàu hút cát trộm. Các đối tượng cho tàu dừng giữa lòng sông rồi cắm vòi sục vào bờ để hút cát. Vì thế, hàng nghìn m2 đất canh tác của thôn bị trôi xuống sông, xóa đi bao ruộng vườn trù phú”, ông Khang nói.
Mặc dù chính quyền địa phương và người dân trong thôn đã tích cực đẩy đuổi song nạn khai thác cát trộm vẫn không giảm. Nhiều lúc “cát tặc” còn thách thức, đe dọa bà con. Một số người mất ruộng vì quá bức xúc đã cầm dao, gậy, gạch đá, thậm chí là “bom xăng” ném về phía các tàu hút cát trộm. Tình hình ANTT trở nên phức tạp.
Trước tình hình trên, cuối năm 2020, Đảng ủy, UBND xã Hợp Đức đã chỉ đạo thành lập Tổ ANTT phòng, chống khai thác cát trái phép của thôn Cửa Sông, với 5 thành viên do trưởng thôn làm tổ trưởng. Thời gian đầu, Tổ phân công các thành viên phối hợp với lực lượng Công an xã tuần tra, canh gác ban đêm, từ 21 giờ hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau.
Ông Khang cho biết, lúc đó, ông vừa là Bí thư Chi bộ, vừa là công an viên nên được giao làm tổ phó. Hằng ngày, các thành viên được cắt cử ra cánh đồng Cột Đèn để “cắm chốt” gần bờ sông, canh chừng không cho tàu hút cát trái phép đến hoạt động. “Khi ấy, cứ tối đến, chúng tôi lại mang chăn chiếu ra bãi bồi ven sông ngủ. Hôm nào trời mưa thì vào lều canh ngô của người dân gần đó trú nhờ. Nếu thấy các tàu khai thác cát trái phép thường lợi dụng đêm khuya để hoạt động là chúng tôi phát hiện được ngay”, ông Khang nói.
Công an xã Hợp Đức phối hợp với ban lãnh đạo thôn Cửa Sông kiểm tra khu vực cánh đồng Cột Đèn - nơi trước đây nhức nhối nạn khai thác cát trái phép.
Khu vực ngã ba sông này thường xuyên được bồi đắp lượng cát lớn. Qua năm tháng, cánh đồng Cột Đèn trở thành “mỏ cát” dồi dào. Nơi đây nằm xa khu dân cư, giáp ranh giữa ba huyện Tân Yên, Lạng Giang và Yên Thế nên các đối tượng càng tập trung đến khai thác cát trộm.
“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Do Tổ ANTT phòng, chống khai thác cát trái phép tổ chức “cắm chốt”, thường xuyên canh chừng ngay trên bờ sông nên mỗi khi tàu hút cát trái phép hoạt động, Tổ lại báo ngay về Công an xã, đồng thời huy động lực lượng trong thôn ra ngăn cản, đẩy đuổi. Các đối tượng hút cát trộm không dám táo tợn như trước nữa.
Ông Nguyễn Trọng Khang cho biết thêm: “Chủ trương của chúng tôi là ngăn chặn từ sớm, từ xa. Mỗi khi có dấu hiệu tàu hút cát trộm, các thành viên trong tổ lại ra cảnh báo để các đối tượng biết. Từ đó đến nay không còn tàu nào đến hút cát trái phép nữa”.
Tháng Tám, trời chuyển sang Thu mát mẻ. Nước trên dòng sông Thương và sông Sỏi trong xanh và đang rút dần, để lộ ra dấu tích do hậu quả của nạn khai thác cát trộm trước đây. Trên dải đất bám theo mớn nước, cỏ đã mọc xanh tốt; vài khóm tre cũng đang vươn cành cao quá đầu người. Đây là tre chắn sóng được trồng để giữ đất không bị trôi xuống sông. Vừa chỉ tay về điểm sạt trượt trước đây, ông Khang vừa quả quyết: “Những khóm tre này cũng là mốc giới xác định có bị khai thác cát trộm nữa không. Tre còn thì đất còn, tre mất thì đất mất”.
Do không còn nạn khai thác cát trái phép nữa nên khu vực sạt trượt trước đây nay cỏ đã mọc lên xanh tốt; nhiều khóm tre chắn sóng cũng đang vươn cao giữ đất.
Ông Nguyễn Trọng Khang thấy yên tâm hơn khi nạn khai thác cát trái phép đã bị ngăn chặn triệt để.
Thôn Cửa Sông được hình thành vào những năm 40 của thế kỷ trước, khi ấy có vài gia đình ở huyện Lạng Giang vượt sông sang bên này khai hoang lập ấp. Tên Cửa Sông cũng được hình thành từ đó theo đúng nghĩa thôn nằm ngay cửa sông với nhiều sóng gió. Đại úy Trần Kim Mạnh, Phó trưởng Công an xã Hợp Đức nhận định, thôn nằm ở khu vực hẻo lánh, xa trung tâm nên tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT. Các đối tượng trộm cắp tài sản, gây rối trật tự vừa dễ xâm nhập, vừa dễ tẩu thoát.
Với mục tiêu giữ gìn ANTT, bảo đảm bình yên xóm làng để người dân yên tâm sinh sống, làm ăn, chi bộ và ban lãnh đạo thôn Cửa Sông đã chú trọng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Không chỉ làm tốt công tác phòng, chống khai thác cát trái phép, thôn Cửa Sông còn quan tâm ngăn ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, trong đó luôn phát huy vai trò, tính tiền phong của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo thôn.
Thôn Cửa Sông nằm ngay ngã ba giao nhau giữa sông Thương và sông Sỏi.
Ông Lê Quang Thiệu, Trưởng thôn Cửa Sông kể, năm 2023, ông cùng Bí thư Chi bộ đã vây bắt được một đối tượng ở xã Phúc Hòa (Tân Yên) đào trộm măng ở bãi tre của thôn; thu giữ tại hiện trường ba bao măng, một xe máy. “Khi chúng tôi tiếp cận, câu đầu tiên tên trộm nói là mình vừa đi tù về để hù họa. Tuy nhiên, chúng tôi không sợ, vẫn bắt đưa về Công an xã xử lý. Lúc chiến tranh, đối mặt với bao nhiêu kẻ địch có súng đạn, chúng tôi còn không sợ nữa là chỉ có một tên trộm”, ông Thiệu bày tỏ.
Trước đó, ông Thiệu, ông Khang và người dân phát hiện hai người ở nơi khác đến khu vực trồng vải thiều của thôn đánh bắt giun bằng kích điện. Khi tiếp cận hiện trường, có ý kiến e ngại vì nghĩ sẽ bị chống trả bằng kích điện. Thế nhưng, với sự cương quyết, khôn khéo của các cán bộ thôn dày dạn kinh nghiệm, đối tượng đã bị khuất phục, dừng thực hiện hành vi vi phạm.
Ông Lê Quang Thiệu tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy cho người dân.
Lực lượng bảo vệ ANTT của thôn Cửa Sông tuần tra ban đêm.
Theo hướng dẫn của cấp trên, đến năm 2024, Tổ ANTT phòng, chống khai thác cát trái phép của thôn Cửa Sông được cơ cấu, sắp xếp thành Tổ bảo vệ ANTT. Ông Khang và ông Thiệu không làm tổ trưởng, tổ phó nữa mà bàn giao cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với vai trò là bí thư chi bộ, trưởng thôn, hai ông vẫn tích cực chỉ đạo, cùng tham gia tuần tra, bảo vệ ANTT.
Ông Khang bày tỏ: “Bản thân chúng tôi đều từng đi bộ đội, xông pha trận mạc nên việc đấu tranh với các loại tội phạm, chúng tôi không ngại. Mục tiêu quan trọng nhất là mang lại sự bình yên cho thôn xóm”.
Thôn Cửa Sông hiện có 85 hộ, 313 nhân khẩu. Thời gian qua, chi ủy, ban lãnh đạo thôn cùng các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thôn Cửa Sông tích cực vun đắp mối đoàn kết, giữ gìn ANTT. Hiện thôn đã lắp đặt 2 camera an ninh ở các cửa ngõ ra vào thôn, đồng thời vận động nhiều gia đình tự lắp đặt camera an ninh ở khu vực nhà mình. Trên tường bao được kẻ vẽ nhiều bức tranh, khẩu hiệu tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng quê hương đổi mới...
Về thôn Cửa Sông hôm nay, đi đến đâu cũng cảm nhận được sự thanh bình nơi làng quê thuần nông - mảnh đất nổi tiếng với sản phẩm quả vú sữa thơm ngon nhất vùng. Trước khi chia tay tôi, ông Khang tự hào nói: “Từ trước đến nay, thôn Cửa Sông chưa có trường hợp nào mắc vào tệ nạn xã hội; cũng chưa xảy ra vụ việc hình sự. Năm 2022, thôn Cửa Sông được công nhận là thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, nhân dịp Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vừa qua, thôn đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong công tác này”.
Đường về thôn Cửa Sông hôm nay.
Do nằm ở vị trí giao nhau giữa sông Sỏi và sông Thương, nơi có nhiều luồng cát tụ lại nên cánh đồng Cột Đèn thuộc thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức (Tân Yên) thường có tàu thuyền đến khai thác cát trái phép, gây bức xúc trong nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Bằng những biện pháp quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương, đến nay, tình trạng khai thác cát trái phép không còn. Cuộc sống ở Cửa Sông đã bình yên trở lại.
Dẫn chúng tôi ra thăm cánh đồng Cột Đèn, ông Nguyễn Trọng Khang, Bí thư Chi bộ thôn Cửa Sông cho biết, vào thời điểm trước năm 2020, tình trạng khai thác cát trái phép ở khu vực này diễn ra rất phức tạp, nhức nhối. “Cứ vài hôm lại có tàu hút cát trộm. Các đối tượng cho tàu dừng giữa lòng sông rồi cắm vòi sục vào bờ để hút cát. Vì thế, hàng nghìn m2 đất canh tác của thôn bị trôi xuống sông, xóa đi bao ruộng vườn trù phú”, ông Khang nói.
Mặc dù chính quyền địa phương và người dân trong thôn đã tích cực đẩy đuổi song nạn khai thác cát trộm vẫn không giảm. Nhiều lúc “cát tặc” còn thách thức, đe dọa bà con. Một số người mất ruộng vì quá bức xúc đã cầm dao, gậy, gạch đá, thậm chí là “bom xăng” ném về phía các tàu hút cát trộm. Tình hình ANTT trở nên phức tạp.
Trước tình hình trên, cuối năm 2020, Đảng ủy, UBND xã Hợp Đức đã chỉ đạo thành lập Tổ ANTT phòng, chống khai thác cát trái phép của thôn Cửa Sông, với 5 thành viên do trưởng thôn làm tổ trưởng. Thời gian đầu, Tổ phân công các thành viên phối hợp với lực lượng Công an xã tuần tra, canh gác ban đêm, từ 21 giờ hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau.
Ông Khang cho biết, lúc đó, ông vừa là Bí thư Chi bộ, vừa là công an viên nên được giao làm tổ phó. Hằng ngày, các thành viên được cắt cử ra cánh đồng Cột Đèn để “cắm chốt” gần bờ sông, canh chừng không cho tàu hút cát trái phép đến hoạt động. “Khi ấy, cứ tối đến, chúng tôi lại mang chăn chiếu ra bãi bồi ven sông ngủ. Hôm nào trời mưa thì vào lều canh ngô của người dân gần đó trú nhờ. Nếu thấy các tàu khai thác cát trái phép thường lợi dụng đêm khuya để hoạt động là chúng tôi phát hiện được ngay”, ông Khang nói.
Công an xã Hợp Đức phối hợp với ban lãnh đạo thôn Cửa Sông kiểm tra khu vực cánh đồng Cột Đèn - nơi trước đây nhức nhối nạn khai thác cát trái phép.
Khu vực ngã ba sông này thường xuyên được bồi đắp lượng cát lớn. Qua năm tháng, cánh đồng Cột Đèn trở thành “mỏ cát” dồi dào. Nơi đây nằm xa khu dân cư, giáp ranh giữa ba huyện Tân Yên, Lạng Giang và Yên Thế nên các đối tượng càng tập trung đến khai thác cát trộm.
“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Do Tổ ANTT phòng, chống khai thác cát trái phép tổ chức “cắm chốt”, thường xuyên canh chừng ngay trên bờ sông nên mỗi khi tàu hút cát trái phép hoạt động, Tổ lại báo ngay về Công an xã, đồng thời huy động lực lượng trong thôn ra ngăn cản, đẩy đuổi. Các đối tượng hút cát trộm không dám táo tợn như trước nữa.
Ông Nguyễn Trọng Khang cho biết thêm: “Chủ trương của chúng tôi là ngăn chặn từ sớm, từ xa. Mỗi khi có dấu hiệu tàu hút cát trộm, các thành viên trong tổ lại ra cảnh báo để các đối tượng biết. Từ đó đến nay không còn tàu nào đến hút cát trái phép nữa”.
Tháng Tám, trời chuyển sang Thu mát mẻ. Nước trên dòng sông Thương và sông Sỏi trong xanh và đang rút dần, để lộ ra dấu tích do hậu quả của nạn khai thác cát trộm trước đây. Trên dải đất bám theo mớn nước, cỏ đã mọc xanh tốt; vài khóm tre cũng đang vươn cành cao quá đầu người. Đây là tre chắn sóng được trồng để giữ đất không bị trôi xuống sông. Vừa chỉ tay về điểm sạt trượt trước đây, ông Khang vừa quả quyết: “Những khóm tre này cũng là mốc giới xác định có bị khai thác cát trộm nữa không. Tre còn thì đất còn, tre mất thì đất mất”.
Do không còn nạn khai thác cát trái phép nữa nên khu vực sạt trượt trước đây nay cỏ đã lên xanh tốt; nhiều khóm tre chắn sóng cũng đang vươn cao giữ đất.
Ông Nguyễn Trọng Khang thấy yên tâm hơn khi nạn khai thác cát trái phép đã bị ngăn chặn triệt để.
Thôn Cửa Sông được hình thành vào những năm 40 của thế kỷ trước, khi ấy có vài gia đình ở huyện Lạng Giang vượt sông sang bên này khai hoang lập ấp. Tên Cửa Sông cũng được hình thành từ đó theo đúng nghĩa thôn nằm ngay cửa sông với nhiều sóng gió. Đại úy Trần Kim Mạnh, Phó trưởng Công an xã Hợp Đức nhận định thôn nằm ở khu vực hẻo lánh, xa trung tâm nên tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT. Các đối tượng trộm cắp tài sản, gây rối trật tự vừa dễ xâm nhập, vừa dễ tẩu thoát.
Với mục tiêu giữ gìn ANTT, bảo đảm bình yên xóm làng để người dân yên tâm sinh sống, làm ăn, chi bộ và ban lãnh đạo thôn Cửa Sông đã chú trọng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Không chỉ làm tốt công tác phòng, chống khai thác cát trái phép, thôn Cửa Sông còn quan tâm ngăn ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, trong đó luôn phát huy vai trò, tính tiền phong của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo thôn.
Thôn Cửa Sông nằm ngay ngã ba giao nhau giữa sông Thương và sông Sỏi.
Ông Lê Quang Thiệu, Trưởng thôn Cửa Sông kể, năm 2023, ông cùng Bí thư Chi bộ đã vây bắt được một đối tượng ở xã Phúc Hòa (Tân Yên) đào trộm măng ở bãi tre của thôn; thu giữ tại hiện trường ba bao măng, một xe máy. “Khi chúng tôi tiếp cận, câu đầu tiên tên trộm nói là mình vừa đi tù về để hù họa. Tuy nhiên, chúng tôi không sợ, vẫn bắt đưa về Công an xã xử lý. Lúc chiến tranh, đối mặt với bao nhiêu kẻ địch có súng đạn, chúng tôi còn không sợ nữa là chỉ có một tên trộm”, ông Thiệu bày tỏ.
Trước đó, ông Thiệu, ông Khang và người dân phát hiện hai người ở nơi khác đến khu vực trồng vải thiều của thôn đánh bắt giun bằng kích điện. Khi tiếp cận hiện trường, có ý kiến e ngại vì nghĩ sẽ bị chống trả bằng kích điện. Thế nhưng với sự cương quyết, khôn khéo của các cán bộ thôn dày dạn kinh nghiệm, đối tượng đã bị khuất phục, dừng thực hiện hành vi vi phạm.
Ông Lê Quang Thiệu tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy cho người dân.
Lực lượng bảo vệ ANTT của thôn Cửa Sông tuần tra ban đêm.
Theo hướng dẫn của cấp trên, đến năm 2024, Tổ ANTT phòng, chống khai thác cát trái phép của thôn Cửa Sông được cơ cấu, sắp xếp thành Tổ bảo vệ ANTT. Ông Khang và ông Thiệu không làm tổ trưởng, tổ phó nữa mà bàn giao cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với vai trò là bí thư chi bộ, trưởng thôn, hai ông vẫn tích cực chỉ đạo, cùng tham gia tuần tra, bảo vệ ANTT.
Ông Khang bày tỏ: “Bản thân chúng tôi đều từng đi bộ đội, xông pha trận mạc nên việc đấu tranh với các loại tội phạm, chúng tôi không ngại. Mục tiêu quan trọng nhất là mang lại sự bình yên cho thôn xóm”.
Thôn Cửa Sông hiện có 85 hộ, 313 nhân khẩu. Thời gian qua, chi ủy, ban lãnh đạo thôn cùng các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thôn Cửa Sông tích cực vun đắp mối đoàn kết, giữ gìn ANTT. Hiện thôn đã lắp đặt 2 camera an ninh ở các cửa ngõ ra vào thôn, đồng thời vận động nhiều gia đình tự lắp đặt camera an ninh ở khu vực nhà mình. Trên tường bao được kẻ vẽ nhiều bức tranh, khẩu hiệu tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng quê hương đổi mới...
Về thôn Cửa Sông hôm nay, đi đến đâu cũng cảm nhận được sự thanh bình nơi làng quê thuần nông - mảnh đất nổi tiếng với sản phẩm quả vú sữa thơm ngon nhất vùng. Trước khi chia tay tôi, ông Khang tự hào nói: “Từ trước đến nay, thôn Cửa Sông chưa có trường hợp nào mắc vào tệ nạn xã hội; cũng chưa xảy ra vụ việc hình sự. Năm 2022, thôn Cửa Sông được công nhận là thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, nhân dịp Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vừa qua, thôn đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong công tác này”.
Đường về thôn Cửa Sông hôm nay.