Trong những năm qua, nhiều hộ nghèo, khó khăn trên địa huyện Lạng Giang (Bắc Giang) nhờ sự hỗ trợ từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện nên đã thoát được nghèo, có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập.
Nghị lực vượt khó
Sau cơn bão số 3, chúng tôi cùng cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang đến thăm gia đình bà Trần Thị Khâm ở tổ dân phố Phi Mô, thị trấn Vôi. Đây là hộ vừa được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 100 triệu đồng để phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững. Bà Khâm cho biết: “Do khu vực gia đình nằm trên cao nên cơn bão vừa rồi không ảnh hưởng nhiều đến chuồng trại chăn nuôi cũng như ao thả cá. Gia đình thấy yên tâm tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất”.
Trong câu chuyện với bà Khâm, chúng tôi nhận thấy bà là người có nghị lực khắc phục khó khăn, quyết không chịu cảnh nghèo. Bà Khâm kể, do chồng hay bị ốm đau nên hầu như mọi việc bà đều gánh vác. Trước năm 2018, cả gia đình bà chuyển về thuê trọ ở gần Khu Công nghiệp Quang Châu (Việt Yên) để kinh doanh, buôn bán nhỏ. Công việc đang ổn định thì đại dịch Covid-19 khiến nghề buôn bán của gia đình bị đình đốn. Lúc này, cậu con trai cả đang học đại học năm thứ nhất; con trai thứ hai học THCS nên khó khăn chồng chất khó khăn.
Đang lúc bí bách thì năm 2019 bà Khâm và cậu con trai cả không may bị tai nạn giao thông. Bà bị gãy cả chân và tay, còn con trai bị thương phần đầu. Số tiền tích cóp bao năm dồn hết cho chữa trị vết thương. “Khi cả hai mẹ con bình phục, gia đình tôi quyết định trở về quê. Lúc này, gần như chỉ 2 bàn tay trắng; vay mượn anh em được ít tiền để dựng tạm ngôi nhà bằng bạt che mưa che nắng”, bà Khâm ngậm ngùi kể lại.
Bà Trần Thị Khâm (đứng giữa) giới thiệu với cán bộ Ngân hàng CSXH huyện về mô hình chăn nuôi bò sinh sản của gia đình.
Trước khó khăn ấy, năm 2020, gia đình bà Khâm được xét vào diện hộ cận nghèo; đồng thời được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn đứng ra tín chấp cho vay vốn ưu đãi 70 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện. Từ đây, gia đình bà mua một con bò sinh sản, 5 con lợn nái, xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Do diện tích vườn đồi của gia đình rộng, với 4 ha nên chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm chi phí đầu vào. Gia đình bà còn được vay 60 triệu đồng từ chương trình học sinh, sinh viên để hỗ trợ con trai học đại học. “Thấy gia đình cũng bắt đầu có nguồn thu nhập ổn định, năm 2021, tôi tự nguyện xin ra khỏi hộ cận nghèo vì nhiều hộ khác còn khó khăn hơn mình”, bà Khâm bày tỏ.
Nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, đầu năm 2024, gia đình bà Khâm tiếp tục được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn tín chấp vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện 100 triệu đồng để cải tạo 2 ao nuôi thả cá, diện tích gần 5 nghìn m2; mua thêm 2 con bò sinh sản; phát triển đàn gà, ngan, vịt và trồng cây ăn quả…
Vừa rồi, gia đình bà Khâm thu hoạch một ao cá, bán được hơn 40 triệu đồng. Hiện con trai lớn đã tốt nghiệp đại học, đang làm việc ở một cơ sở y tế của huyện. Vì thế, cuộc sống của gia đình bà không còn khó khăn như trước nữa. Bà Trần Thị Hòa, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn tổ dân phố Phi Mô tiết lộ: “Bà Khâm không chỉ chịu khó tăng gia sản xuất mà còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các hội viên trong chi hội, được nhiều người cảm phục về nghị lực vượt khó vươn lên”.
Bà Trần Thị Khâm thường xuyên được cán bộ Ngân hàng CSXH huyện đến động viên, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay hiệu quả.
Cũng như bà Khâm, gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Biếc, xã Đại Lâm nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện nên đến nay có thu nhập ổn định hơn. Ông còn dự định mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu.
Khi chúng tôi đến thăm xưởng chế biến gỗ của gia đình ông Sơn đúng lúc ông cùng con trai thứ hai vừa nghỉ trưa. Ông Sơn tâm sự: “Tôi theo nghề mộc từ năm 1993, mãi đến năm 2023 mới mua được máy móc mở xưởng chế biến gỗ. Trước đây, tôi phải đi làm thuê cho các xưởng khác, ngày công không được là bao”.
Được biết, kinh tế gia đình ông Sơn vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi bản thân lại có tay nghề, có nhân lực nên năm 2023, gia đình ông được Hội Nông dân xã tín chấp vay 100 triệu đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện theo chương trình giải quyết việc làm. Từ đây, ông mở xưởng chế biến gỗ tại nhà, mua thêm 4 máy chuyên dụng để giảm tải công lao động.
Xưởng chế biến gỗ của gia đình ông Sơn nhận làm đồ gia dụng cho người dân trong vùng và làm gia công các sản phẩm đơn chiếc cho những xưởng chế biến gỗ lớn của huyện. Hiện nay, xưởng gỗ có 2 bố con ông Sơn làm, mỗi khi ký được nhiều đơn hàng, ông thuê thêm một vài lao động ở địa phương. “Trước đây, nếu đi làm thuê cho các xưởng gỗ khác, ngày công chỉ được vài trăm nghìn đồng/ngày thì nay tôi có thể thu được bạc triệu/ngày. Nhiều lúc tranh thủ sớm tối, huy động thêm cả vợ con cùng tham gia thì thu nhập còn cao hơn”, ông Sơn bày tỏ.
Ông Nguyễn Văn Sơn sử dụng máy cắt gỗ vừa được đầu tư từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện.
Hai bố con ông Nguyễn Văn Sơn trong xưởng chế biến gỗ của gia đình.
Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả góp phần giảm số hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân, đó là việc hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội thông qua hệ thống ngân hàng CSXH, với lãi suất thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại.
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa trên, thời gian qua, Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang luôn đồng hành cùng các hộ nghèo, gia đình khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn nhằm sớm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Bà Tạ Thị Quý, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang cho biết: “Nhằm phát huy tốt hiệu quả từ nguồn vốn ưu đãi này, chúng tôi đã tập trung phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị- xã hội đẩy mạnh hoạt động tín chấp, bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng; thường xuyên giám sát, động viên các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích”.
Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội xã Đại Lâm làm thủ tục cho hộ nghèo, khó khăn của xã vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng CSXH huyện, thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội như hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã thành lập các tổ tiết kiệm vay vốn nhằm theo dõi, nắm bắt việc sử dụng vốn vay ưu đãi này. Hiện trên địa bàn toàn huyện có 315 tổ tiết kiệm vay vốn hoạt động hiệu quả.
Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Lâm cho biết: “Khi bình xét những hộ được vay vốn ưu đãi, chúng tôi không chỉ bảo đảm đúng đối tượng mà còn xem có bảo đảm sử dụng vốn vay có hiệu quả thực sự không. Vì thế, chúng tôi thường xuyên đến tận nhà hộ được vay vốn vừa nhằm động viên, khích lệ, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh vừa giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích”.
Các hội đoàn thể này đã tích cực phối hợp với cơ quan, đơn vị chuyên môn của tỉnh, huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, nhất là cho các hộ được thụ hưởng từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện. Từ đó, giúp các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững; góp phần cùng địa phương làm tốt công tác giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Gia đình bà Ngô Thị Tươi (ngoài cùng bên phải), thôn Đồi Bụt, xã Quang Thịnh thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện.
Bộ mặt nông thôn của huyện Lạng Giang được khởi sắc.
Vốn vay ưu đãi- Điểm tựa cho hộ nghèo, khó khăn vươn lên
Trong những năm qua, nhiều hộ nghèo, khó khăn trên địa huyện Lạng Giang (Bắc Giang) nhờ sự hỗ trợ từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện nên đã thoát được nghèo, có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập.
Nghị lực vượt khó
Sau cơn bão số 3, chúng tôi cùng cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang đến thăm gia đình bà Trần Thị Khâm ở tổ dân phố Phi Mô, thị trấn Vôi. Đây là hộ vừa được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 100 triệu đồng để phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững. Bà Khâm cho biết: “Do khu vực gia đình nằm trên cao nên cơn bão vừa rồi không ảnh hưởng nhiều đến chuồng trại chăn nuôi cũng như ao thả cá. Gia đình thấy yên tâm tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất”.
Trong câu chuyện với bà Khâm, chúng tôi nhận thấy bà là người có nghị lực khắc phục khó khăn, quyết không chịu cảnh nghèo. Bà Khâm kể, do chồng hay bị ốm đau nên hầu như mọi việc bà đều gánh vác. Trước năm 2018, cả gia đình bà chuyển về thuê trọ ở gần Khu Công nghiệp Quang Châu (Việt Yên) để kinh doanh, buôn bán nhỏ. Công việc đang ổn định thì đại dịch Covid-19 khiến nghề buôn bán của gia đình bị đình đốn. Lúc này, cậu con trai cả đang học đại học năm thứ nhất; con trai thứ hai học THCS nên khó khăn chồng chất khó khăn.
Đang lúc bí bách thì năm 2019 bà Khâm và cậu con trai cả không may bị tai nạn giao thông. Bà bị gãy cả chân và tay, còn con trai bị thương phần đầu. Số tiền tích cóp bao năm dồn hết cho chữa trị vết thương. “Khi cả hai mẹ con bình phục, gia đình tôi quyết định trở về quê. Lúc này, gần như chỉ 2 bàn tay trắng; vay mượn anh em được ít tiền để dựng tạm ngôi nhà bằng bạt che mưa che nắng”, bà Khâm ngậm ngùi kể lại.
Bà Trần Thị Khâm (đứng giữa) giới thiệu với cán bộ Ngân hàng CSXH huyện về mô hình chăn nuôi bò sinh sản của gia đình..
Trước khó khăn ấy, năm 2020, gia đình bà Khâm được xét vào diện hộ cận nghèo; đồng thời được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn đứng ra tín chấp cho vay vốn ưu đãi 70 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện. Từ đây, gia đình bà mua một con bò sinh sản, 5 con lợn nái, xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Do diện tích vườn đồi của gia đình rộng, với 4 ha nên chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm chi phí đầu vào. Gia đình bà còn được vay 60 triệu đồng từ chương trình học sinh, sinh viên để hỗ trợ con trai học đại học. “Thấy gia đình cũng bắt đầu có nguồn thu nhập ổn định, năm 2021, tôi tự nguyện xin ra khỏi hộ cận nghèo vì nhiều hộ khác còn khó khăn hơn mình”, bà Khâm bày tỏ.
Nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, đầu năm 2024, gia đình bà Khâm tiếp tục được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn tín chấp vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện 100 triệu đồng để cải tạo 2 ao nuôi thả cá, diện tích gần 5 nghìn m2; mua thêm 2 con bò sinh sản; phát triển đàn gà, ngan, vịt và trồng cây ăn quả…
Vừa rồi, gia đình bà Khâm thu hoạch một ao cá, bán được hơn 40 triệu đồng. Hiện con trai lớn đã tốt nghiệp đại học, đang làm việc ở một cơ sở y tế của huyện. Vì thế, cuộc sống của gia đình bà không còn khó khăn như trước nữa. Bà Trần Thị Hòa, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn tổ dân phố Phi Mô tiết lộ: “Bà Khâm không chỉ chịu khó tăng gia sản xuất mà còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các hội viên trong chi hội, được nhiều người cảm phục về nghị lực vượt khó vươn lên”.
Bà Trần Thị Khâm thường xuyên được cán bộ Ngân hàng CSXH huyện đến động viên, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay hiệu quả.
Cũng như bà Khâm, gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Biếc, xã Đại Lâm nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện nên đến nay có thu nhập ổn định hơn. Ông còn dự định mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu.
Khi chúng tôi đến thăm xưởng chế biến gỗ của gia đình ông Sơn đúng lúc ông cùng con trai thứ hai vừa nghỉ trưa. Ông Sơn tâm sự: “Tôi theo nghề mộc từ năm 1993, mãi đến năm 2023 mới mua được máy móc mở xưởng chế biến gỗ. Trước đây, tôi phải đi làm thuê cho các xưởng khác, ngày công không được là bao”.
Được biết, kinh tế gia đình ông Sơn vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi bản thân lại có tay nghề, có nhân lực nên năm 2023, gia đình ông được Hội Nông dân xã tín chấp vay 100 triệu đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện theo chương trình giải quyết việc làm. Từ đây, ông mở xưởng chế biến gỗ tại nhà, mua thêm 4 máy chuyên dụng để giảm tải công lao động.
Xưởng chế biến gỗ của gia đình ông Sơn nhận làm đồ gia dụng cho người dân trong vùng và làm gia công các sản phẩm đơn chiếc cho những xưởng chế biến gỗ lớn của huyện. Hiện nay, xưởng gỗ có 2 bố con ông Sơn làm, mỗi khi ký được nhiều đơn hàng, ông thuê thêm một vài lao động ở địa phương. “Trước đây, nếu đi làm thuê cho các xưởng gỗ khác, ngày công chỉ được vài trăm nghìn đồng/ngày thì nay tôi có thể thu được bạc triệu/ngày. Nhiều lúc tranh thủ sớm tối, huy động thêm cả vợ con cùng tham gia thì thu nhập còn cao hơn”, ông Sơn bày tỏ.
Ông Nguyễn Văn Sơn sử dụng máy cắt gỗ vừa được đầu tư từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện.
Hai bố con ông Nguyễn Văn Sơn trong xưởng chế biến gỗ của gia đình.
Đồng hành hỗ trợ phát triển
Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả góp phần giảm số hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân, đó là việc hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội thông qua hệ thống ngân hàng CSXH, với lãi suất thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại.
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa trên, thời gian qua, Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang luôn đồng hành cùng các hộ nghèo, gia đình khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn nhằm sớm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Bà Tạ Thị Quý, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang cho biết: “Nhằm phát huy tốt hiệu quả từ nguồn vốn ưu đãi này, chúng tôi đã tập trung phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị- xã hội đẩy mạnh hoạt động tín chấp, bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng; thường xuyên giám sát, động viên các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích”.
Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội xã Đại Lâm làm thủ tục cho hộ nghèo, khó khăn của xã vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
Theo thông tin từ Ngân hàng CSXH huyện, tính đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của đơn vị đạt 599 tỷ đồng, với gần 10 nghìn hộ vay. Trong đó, từ đầu năm 2024 đến nay, Ngân hàng CSXH huyện đã cho vay gần 110 tỷ đồng với hơn 2 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Nguồn vốn cho vay tập trung cho hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay nhà ở xã hội...
Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng CSXH huyện, thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội như hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã thành lập các tổ tiết kiệm vay vốn nhằm theo dõi, nắm bắt việc sử dụng vốn vay ưu đãi này. Hiện trên địa bàn toàn huyện có 315 tổ tiết kiệm vay vốn hoạt động hiệu quả.
Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Lâm cho biết: “Khi bình xét những hộ được vay vốn ưu đãi, chúng tôi không chỉ bảo đảm đúng đối tượng mà còn xem có bảo đảm sử dụng vốn vay có hiệu quả thực sự không. Vì thế, chúng tôi thường xuyên đến tận nhà hộ được vay vốn vừa nhằm động viên, khích lệ, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh vừa giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích”.
Các hội đoàn thể này đã tích cực phối hợp với cơ quan, đơn vị chuyên môn của tỉnh, huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, nhất là cho các hộ được thụ hưởng từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện. Từ đó, giúp các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững; góp phần cùng địa phương làm tốt công tác giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Gia đình bà Ngô Thị Tươi (ngoài cùng bên phải), thôn Đồi Bụt, xã Quang Thịnh thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện.