eMagazine
Thứ 3: 17:54 ngày 27/09/2022
Thứ 3: 17:54 ngày 27/09/2022
bacgiang-emagazine
{keywords}

Nhờ phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ, sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Hòa phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao.

{keywords}

Năm 2014, thôn Tân Sơn, xã Đoan Bái là một trong những thôn đầu tiên được huyện công nhận thôn NTM. Đường bê tông vững chắc, hai bên là hàng cây xanh, vạt hoa tím khoe sắc, trẻ em tung tăng tới trường, chúng tôi cảm nhận rõ thành quả sau thời gian dài người dân nơi đây chung sức xây dựng NTM.

Ông Đinh Văn Giao, Bí thư Chi bộ nói: “Trước đây, người dân chưa biết thu gom, phân loại rác thải tại hộ, vì vậy vỏ chai nhựa, giấy, túi ni lông, mảnh sành, vỏ thuốc bảo vệ thực vật vương vãi trên đồng và đường làng. Sau khi cấp ủy, chính quyền phổ biến về chương trình XDNTM và hướng dẫn, hỗ trợ, 100% các hộ có thùng chứa rác tại nhà, phân loại rác thải, phế liệu tái chế. Hằng tuần, nhân dân hưởng ứng ngày Chủ nhật xanh, cùng nhau cắt tỉa cây, quét dọn làm sạch nhà, sạch ngõ và đường nội thôn. Đặc biệt, bà con các xóm ngõ rủ nhau góp tiền, góp công làm hệ thống đèn chiếu sáng để bảo đảm an ninh trật tự, đi lại an toàn, giảm tai nạn giao thông”.

{keywords}

Xây dựng thành công NTM, nhân dân tiếp tục chung sức nhân rộng các tuyến đường xanh - sạch - đẹp do các đoàn thể tự quản. Các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, cờ tướng, cầu lông, thu hút đông đảo nhân dân tham gia luyện tập. Với những kết quả đó, cuối năm 2019, Tân Sơn được UBND huyện công nhận là thôn kiểu mẫu.

{keywords}

Từ điểm sáng Tân Sơn, Đảng ủy, UBND xã Đoan Bái chỉ đạo các thôn còn lại học tập, nhân rộng mô hình, đưa xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao vào cuối năm 2021.

Theo đồng chí Đặng Văn Thu, Bí thư Đảng ủy xã, hiện nay 100% đường xã, trục thôn, liên thôn và hầu hết đường ngõ xóm được rải nhựa hoặc bê tông vững chắc. Các tuyến đường trục thôn, ngõ xóm được giao cho 47 tổ tự quản ở thôn, xã và các hộ gia đình thường xuyên dọn dẹp, phát quang, duy trì vệ sinh sạch sẽ. Nhà văn hóa xã và 11 thôn đều được xây mới hoặc tu sửa khang trang, có đầy đủ hệ thống âm thanh, ánh sáng, thường xuyên phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến bà con. Chất lượng đời sống nhân dân cao hơn, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao, công tác bảo đảm an sinh xã hội cho các gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm chăm lo chu đáo.

Khởi đầu từ mô hình thôn NTM, phong trào tiếp tục lan tỏa rộng khắp toàn huyện, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đến hết năm 2021, toàn bộ 24 xã của huyện đều đạt chuẩn NTM; trong đó có 3 xã NTM nâng cao, 22 thôn NTM kiểu mẫu.

{keywords}

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục là những nút thắt của các xã khi XDNTM bởi cần huy động nguồn kinh phí rất lớn. Tháo gỡ được đồng nghĩa với việc nhân dân đi lại, làm ăn thuận lợi hơn, sớm hoàn thiện các tiêu chí văn hóa, y tế, giáo dục, đưa KT-XH phát triển mạnh mẽ.

{keywords}

Nhà văn hoá thôn Tân Sơn

Thường Thắng là xã gặp nhiều khó khăn khi bắt tay vào XDNTM do các tiêu chí như: Tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông đạt thấp, cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng yêu cầu trong khi nguồn ngân sách hạn hẹp, công tác chỉ đạo, điều hành còn lúng túng, chưa thống nhất từ xã đến thôn. Ngay khi được UBND huyện phê duyệt Đề án XDNTM giai đoạn 2015-2020, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về XDNTM, trong đó nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tuyên truyền, vận động người thân và nhân dân đóng góp sức người, sức của để thực hiện.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Tiến Dịu cho biết: “Ban Chỉ đạo XDNTM xã luôn quán triệt nghiêm việc thực hiện quy chế dân chủ, minh bạch, công khai các khoản thu, chi nên tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Tinh thần đoàn kết thống nhất cao trong cấp ủy, chính quyền và nhân dân đã đưa xã vượt qua những rào cản, vướng mắc ban đầu, hoàn thành các tiêu chí khó trong XDNTM, tạo điều kiện để xã về đích từ năm 2018, sớm 2 năm so với kế hoạch”.

{keywords}
{keywords}

Trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND các xã, thị trấn được xây dựng khang trang.

Toàn bộ đường trục xã và hầu hết đường thôn, đường ngõ xóm và các đường chính nội đồng được bê tông hóa, thuận tiện cho người dân đi lại, lưu thông hàng hóa, sản xuất. Tổng kinh phí đầu tư XDNTM hơn 54 tỷ đồng, trong đó ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã, nhân dân đã đóng góp hơn 38,3 tỷ đồng, chiếm gần 64% tổng nguồn vốn. Gần 600 hộ tự nguyện hiến 760m tường rào, gần 11 nghìn m2 đất, hàng nghìn ngày công lao động để xây dựng các công trình phúc lợi của thôn, xã.

{keywords}

Người cao tuổi tập dưỡng sinh.

Bà Văn Thị Ngoan, thôn Hiệp Đồng phấn khởi nói: “Nhà có to rộng đến đâu nhưng đường đi chật hẹp thì ô tô của thương lái cũng không vào được thôn thu mua nông sản, kinh tế khó mà phát triển. Nhiều gia đình có điều kiện mua được ô tô nhưng ngõ nhỏ, đường hẹp không có chỗ quay ra, quay vào nên rất bất tiện. Sau khi được xã, thôn vận động, gia đình tôi cùng 30 hộ trong thôn đồng loạt phá dỡ tường rào để mở rộng hành lang đường từ 1 đến 2 m. Nhờ vậy, đường thôn thông thoáng, có đoạn bề mặt rộng gần 7 m”.

Cũng là địa bàn có nhiều cách làm sáng tạo trong XDNTM, xã Bắc Lý (nay là thị trấn) được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 9/2019 và là xã duy nhất của huyện Hiệp Hòa được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong XDNTM giai đoạn 2010-2020. Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, Đảng ủy, UBND thị trấn đặc biệt coi trọng vai trò của nhân dân trong XDNTM. Từng thành viên trong Ban chỉ đạo bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, đặt lợi ích của dân lên hàng đầu, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, giải quyết kịp thời khó khăn về giải phóng mặt bằng.

{keywords}

Đường giao thông được đầu tư nâng cấp thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, sau khi vận động nhân dân, đã có 326 ha được dồn đổi, tạo thuận lợi cho xây dựng cánh đồng mẫu lớn và các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết bao tiêu sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế. Từ chỗ sản xuất manh mún kém năng suất, trên địa bàn hình thành 11 mô hình chăn nuôi, sản xuất rau an toàn trong nhà màng, sản xuất khoai tây giống, khoai tây thương phẩm, lúa chất lượng. Năng suất lúa bình quân đạt hơn 58 tạ/ha, là một trong những nơi dẫn đầu toàn huyện. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác bình quân đạt 112 triệu đồng/năm.

{keywords}

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định XDNTM là một trong những chương trình trọng tâm. Ngay từ khi bắt đầu triển khai, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình, ban hành các cơ chế, văn bản hướng dẫn thực hiện; biến những khó khăn ban đầu thành động lực để cấp ủy, chính quyền và nhân dân quyết tâm thực hiện. Cùng với nguồn lực của trung ương, của tỉnh và địa phương, huyện đã phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện các nội dung, tiêu chí NTM.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Những mô hình phát triển kinh tế, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Hiệp Hoà.

Với phương châm “từ đồng về nhà, từ nhà ra thôn, từ thôn lên xã”, từ năm 2013 huyện Hiệp Hòa đã xác định rõ lấy người dân là chủ thể và thôn là địa bàn để triển khai chương trình XDNTM. Linh hoạt trong ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, thưởng 2-3 tỷ đồng/xã về đích NTM, 2-4 tỷ đồng/xã NTM nâng cao, 300-400 triệu đồng/thôn kiểu mẫu; 20 - 50 triệu đồng/thôn đạt NTM, 4 triệu đồng/ha dồn điền đổi thửa, hỗ trợ từ 400 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng xây dựng cánh đồng mẫu lớn... Từ cách làm sáng tạo này, Hiệp Hòa là huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang ban hành bộ tiêu chí thôn NTM, sau này được đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn tỉnh.

{keywords}

Phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ từ nhà ra thôn, từ thôn đến xã, từ xã lên huyện. Sau 10 năm hưởng ứng chương trình MTQGXDNTM, toàn huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn với tổng kinh phí hơn 470 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 131 tỷ đồng và hiến gần 230 nghìn m2 đất, hơn 27,4 nghìn ngày công lao động. Riêng về hạ tầng giao thông, toàn huyện có hơn 1,1 nghìn km đường được cải tạo, cứng hóa.

Cùng với giải pháp cứng hóa đường giao thông, huyện thực hiện thành công dồn điền đổi thửa hơn 3,5 nghìn ha, xây dựng 33 cánh đồng mẫu lớn trồng lúa và rau màu, 37 mô hình nhà màng ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau ăn lá, dưa lưới, dưa lê phục vụ thị trường trong tỉnh và địa bàn lân cận, 84 trang trại và hơn 300 gia trại với giá trị sản xuất từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhiều mô hình sản xuất có sự liên kết từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Phong trào làm đường giao thông nông thôn thu hút sự tham gia hưởng ứng của nhân dân.

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, toàn huyện có khoảng 158 nghìn người trong độ tuổi lao động thì hơn 20 nghìn người làm việc trong các doanh nghiệp, còn lại tham gia và các mô hình sản xuất tại địa phương. Giờ đây, lao động trẻ ở Hiệp Hòa không còn canh cánh nỗi lo phải rời quê hương, xa gia đình để tìm việc làm; phụ nữ trung niên ở nhiều thôn, xóm yên tâm hơn khi có việc làm phù hợp với sức khỏe, thêm thu nhập bảo đảm đời sống.

{keywords}

Đồng chí Ngô Tiến Dũng, Bí thư Huyện ủy Hiệp Hòa nhấn mạnh: “Mặc dù có nguồn lực hỗ trợ của trung ương, của tỉnh và cơ chế hỗ trợ của huyện song nếu không có sự tham gia đóng góp, ủng hộ của nhân dân thì chương trình XDNTM trên địa bàn huyện Hiệp Hòa khó để hoàn thành đúng lộ trình. Đến hết năm 2021, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt hơn 50 triệu đồng/người/năm, tăng 35 triệu đồng/người/năm so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) còn 2%, giảm 8,48% so với năm 2011. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt gần 92%; số trường học chuẩn quốc gia đạt 95%; tất cả các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; hơn 93% số lao động trên địa bàn huyện có việc làm. Với những kết quả đó, ngày 10/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 39/QĐ-TTg công nhận huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt chuẩn NTM”.

XDNTM là chương trình tổng thể về KT-XH có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc, từ những thành quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Hòa càng thêm quyết tâm, chung sức, đồng lòng củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2021-2025, huyện tiếp tục xây dựng các chương trình, kế hoạch huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực để tạo ra những đột phá mới trong phát triển KT-XH, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là trung tâm động lực phát triển phía Tây tỉnh Bắc Giang và đạt đô thị loại IV vào năm 2025.

{keywords}

Trung tâm thị trấn Thắng.

hiep-hoa-tu-thon-kieu-mau-den-huyen-nong-thon-moi.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...