Cập nhật: 17:48 ngày 27/04/2024
Cập nhật: 17:48 ngày 27/04/2024
bacgiang-emagazine
 
 

 

 
Ngớt tiếng bom, 
nhà máy lại sáng đèn

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc (nay là Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc) từng là trọng điểm máy bay Mỹ ném bom đánh phá ác liệt. Với tinh thần kiên cường vừa bám trụ sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, nhà máy vẫn được giữ vững, bảo đảm phục vụ quốc phòng và sản xuất. Ngày nay, phát huy truyền thống cha anh đi trước, lực lượng tự vệ của Công ty luôn xung kích đi đầu, sẵn sàng cùng các lực lượng khác ứng phó với những tình huống xấu, sự cố bất ngờ, góp phần vào sự phát triển của công ty.

Thực hiện: Đỗ Thành Nam
 

 

Bám trụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu

 

 

 

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Dẫn chúng tôi tới thăm Xưởng Nhiệt, đồng chí Phạm Ngọc Thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: “Nơi đây, vào ngày 25/2/1967, giặc Mỹ ném bom điên cuồng vào công ty, một quả bom đã rơi trúng trung tâm vận hành của Nhà máy Nhiệt điện. Rất may quả bom không phát nổ, nằm kẹt trong bộ sấy khô. Một số công nhân của nhà máy cùng tổ công binh đã dũng cảm tháo bom, chuyển đi nơi khác an toàn”.

 

 

Được biết, năm 1960, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc được khởi công xây dựng với sự giúp đỡ của nước bạn Trung Quốc. Sau 5 năm xây dựng, khi nhà máy đang bước vào giai đoạn ổn định tổ chức và thử máy thì đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Trước tình hình trên, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định chuyển Phân xưởng Nhiệt điện thành Nhà máy Nhiệt điện Hà Bắc có nhiệm vụ bám trụ hoạt động, cung cấp điện phục vụ quốc phòng và sản xuất; các phân xưởng khác một phần chuyển thiết bị về Trung Quốc, một phần sơ tán đến vùng an toàn để sản xuất.

 

Xưởng Amôniắc những ngày đầu xây dựng, năm 1961.

 
 

 

Đầu tháng 4/1972, đế quốc Mỹ lại huy động máy bay, tàu chiến đánh phá trở lại miền Bắc nước ta. Rút kinh nghiệm thực tế chiến đấu các năm trước, Đại đội tự vệ nhà máy với 113 chiến sĩ đã thay nhau luyện tập và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Để bảo vệ nhà máy, cán bộ, công nhân, chiến sĩ tự vệ tập trung xây dựng tường bao quanh nhà máy; làm một số cống trượt từ tầng 3 xuống tầng hầm trú ẩn.

 

 

Trong cuốn lịch sử truyền thống của công ty còn ghi rõ, các đêm 18, 19 và 20/12/1972, nhiều tốp máy bay, kể cả B52 và F111 đã đánh phá có tính hủy diệt thị xã Bắc Giang, một số xã thuộc huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên và Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. "Chia lửa" với quân và dân các địa phương, cán bộ, công nhân, chiến sĩ tự vệ nhà máy không hề nao núng. Có trận, địch ném bom ngay cạnh trận địa, đất đá tung lên mịt mù, song các chiến sĩ tự vệ vẫn vững vàng chiến đấu, dũng cảm bám trụ sản xuất, công tác. Đồng chí Nhĩ, Trưởng phòng Hành chính; đồng chí Nhật, công nhân sửa chữa lò đã anh dũng hy sinh ngay tại vị trí công tác.

 

Máy bay B-52 ném bom trong Chiến tranh Việt Nam năm 1965.

Tự vệ Nhà máy Phân đạm Hà Bắc phối hợp chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ.

 

Theo thống kê, trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại, máy bay địch đã đánh phá Nhà máy Phân đạm Hà Bắc 52 trận với hàng nghìn tấn bom đạn. Thế nhưng, trong khói lửa chiến tranh, nhà máy vẫn giữ vững dòng điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và sản xuất. Trong đó, tự vệ nhà máy đã phối hợp chiến đấu, vận dụng nhiều cách đánh hay, góp phần bắn rơi một máy bay địch. Nhiều đơn vị, cá nhân của nhà máy được nhận bằng khen, giấy khen và danh hiệu cao quý. Đặc biệt, nhà máy vinh dự được phong tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Cờ “Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam”.

 
 
Toàn cảnh Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, quý III năm 1975.
 
 
Đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ cắt băng khánh thành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, ngày 30/10/1977.
 

 

Xây dựng lực lượng vững mạnh, rộng khắp

 

 

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc tiếp tục được đầu tư mở rộng và chuyển đổi mô hình hoạt động, với nhiều tên gọi khác nhau, như: Xí nghiệp Liên hợp Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và nay là Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Dù trải qua bao thăng trầm do tác động của nền kinh tế thị trường, song tập thể cán bộ, công nhân công ty vẫn luôn đoàn kết, phát huy truyền thống kiên cường của thế hệ cha anh đi trước để vượt qua mọi khó khăn, giữ vững công ty phát triển ổn định.

 

 

Có thể nói, đặc điểm của Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là quy trình sản xuất thực hiện liên tục. Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất có liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng thì toàn bộ nhà máy phải ngừng. Điều kiện làm việc áp suất cao, nhiệt độ có nơi tới 1.100 độ C nhưng có nơi lại lạnh âm 20 độ C. Trong các thiết bị phản ứng nhiều hóa chất ở dạng lỏng hay khí có tính ăn mòn mạnh, dễ cháy, dễ nổ, độc hại. Vì thế, đòi hỏi công ty phải được bảo vệ chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong các dây chuyền sản xuất.

 

 

Công nhân Công ty đóng gói sản phẩm Urê.

 
 

 

Trước hết, Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc Công ty đã luôn quan tâm xây dựng tinh thần kỷ luật cao trong cán bộ, công nhân, người lao động, lấy lực lượng tự vệ của công ty làm nòng cốt. Đồng chí Nguyễn Văn Giang, Trưởng phòng Bảo vệ - Quân sự, Chỉ huy phó Ban CHQS Công ty cho biết: “Các đồng chí tham gia lực lượng tự vệ của công ty đều bảo đảm có sức khỏe tốt, tính kỷ luật cao, nhanh nhẹn, am hiểu chuyên môn, làm việc ở hầu khắp các bộ phận, phân xưởng trong công ty. Lực lượng này cùng với bộ phận bảo vệ công ty có nhiệm vụ thường trực ứng phó với mọi tình huống sự cố và tham gia cứu nạn cứu hộ, phòng cháy chữa cháy, lũ lụt của địa phương khi có yêu cầu”.

Lãnh đạo Đảng ủy Công ty gặp gỡ các đoàn viên thanh niên.

 

 

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc Công ty còn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh gắn với tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn sản xuất, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ của TP Bắc Giang và của tỉnh vững chắc. Công ty quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ vững mạnh, biên chế thành hai đơn vị gồm pháo phòng không và súng cối, duy trì trực sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

 

 

Lực lượng tự vệ Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023.

 

 

Đặc biệt, các thành viên của lực lượng tự vệ đã phát huy tốt vai trò xung kích, gương mẫu đi đầu trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong toàn công ty. Chính vì thế, từ năm 2019 đến nay, công ty chưa xảy ra vụ việc mất an ninh trật tự, xảy ra trộm cắp. Qua đó, góp phần giúp công ty sản xuất an toàn, bảo đảm thu nhập của cán bộ, công nhân viên và người lao động được nâng lên, hiện trung bình đạt 12 triệu đồng/người/tháng; quý I/2024 nộp ngân sách nhà nước 13,2 tỷ đồng.

 

Sản phẩm của Công ty.

 
 
Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ngày nay.
 
 

 

 
Ngớt tiếng bom, nhà máy lại sáng đèn

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc (nay là Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc) từng là trọng điểm máy bay Mỹ ném bom đánh phá ác liệt. Với tinh thần kiên cường vừa bám trụ sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, nhà máy vẫn được giữ vững, bảo đảm phục vụ quốc phòng và sản xuất. Ngày nay, phát huy truyền thống cha anh đi trước, lực lượng tự vệ của Công ty luôn xung kích đi đầu, sẵn sàng cùng các lực lượng khác ứng phó với những tình huống xấu, sự cố bất ngờ, góp phần vào sự phát triển của công ty.

Thực hiện: Đỗ Thành Nam
 

 

Bám trụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu

 

 

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Dẫn chúng tôi tới thăm Xưởng Nhiệt, đồng chí Phạm Ngọc Thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: “Nơi đây, vào ngày 25/2/1967, giặc Mỹ ném bom điên cuồng vào công ty, một quả bom đã rơi trúng trung tâm vận hành của Nhà máy Nhiệt điện. Rất may quả bom không phát nổ, nằm kẹt trong bộ sấy khô. Một số công nhân của nhà máy cùng tổ công binh đã dũng cảm tháo bom, chuyển đi nơi khác an toàn”.

 

Được biết, năm 1960, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc được khởi công xây dựng với sự giúp đỡ của nước bạn Trung Quốc. Sau 5 năm xây dựng, khi nhà máy đang bước vào giai đoạn ổn định tổ chức và thử máy thì đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Trước tình hình trên, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định chuyển Phân xưởng Nhiệt điện thành Nhà máy Nhiệt điện Hà Bắc có nhiệm vụ bám trụ hoạt động, cung cấp điện phục vụ quốc phòng và sản xuất; các phân xưởng khác một phần chuyển thiết bị về Trung Quốc, một phần sơ tán đến vùng an toàn để sản xuất.

Xưởng Amôniắc những ngày đầu xây dựng, năm 1961.

 

Đầu tháng 4/1972, đế quốc Mỹ lại huy động máy bay, tàu chiến đánh phá trở lại miền Bắc nước ta. Rút kinh nghiệm thực tế chiến đấu các năm trước, Đại đội tự vệ nhà máy với 113 chiến sĩ đã thay nhau luyện tập và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Để bảo vệ nhà máy, cán bộ, công nhân, chiến sĩ tự vệ tập trung xây dựng tường bao quanh nhà máy; làm một số cống trượt từ tầng 3 xuống tầng hầm trú ẩn.

Máy bay B-52 ném bom trong Chiến tranh Việt Nam năm 1965.

 

Trong cuốn lịch sử truyền thống của công ty còn ghi rõ, các đêm 18, 19 và 20/12/1972, nhiều tốp máy bay, kể cả B52 và F111 đã đánh phá có tính hủy diệt thị xã Bắc Giang, một số xã thuộc huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên và Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. "Chia lửa" với quân và dân các địa phương, cán bộ, công nhân, chiến sĩ tự vệ nhà máy không hề nao núng. Có trận, địch ném bom ngay cạnh trận địa, đất đá tung lên mịt mù, song các chiến sĩ tự vệ vẫn vững vàng chiến đấu, dũng cảm bám trụ sản xuất, công tác. Đồng chí Nhĩ, Trưởng phòng Hành chính; đồng chí Nhật, công nhân sửa chữa lò đã anh dũng hy sinh ngay tại vị trí công tác.

Tự vệ Nhà máy Phân đạm Hà Bắc phối hợp chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ.

Theo thống kê, trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại, máy bay địch đã đánh phá Nhà máy Phân đạm Hà Bắc 52 trận với hàng nghìn tấn bom đạn. Thế nhưng, trong khói lửa chiến tranh, nhà máy vẫn giữ vững dòng điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và sản xuất. Trong đó, tự vệ nhà máy đã phối hợp chiến đấu, vận dụng nhiều cách đánh hay, góp phần bắn rơi một máy bay địch. Nhiều đơn vị, cá nhân của nhà máy được nhận bằng khen, giấy khen và danh hiệu cao quý. Đặc biệt, nhà máy vinh dự được phong tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Cờ “Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam”.

Xây dựng lực lượng vững mạnh, rộng khắp

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc tiếp tục được đầu tư mở rộng và chuyển đổi mô hình hoạt động, với nhiều tên gọi khác nhau, như: Xí nghiệp Liên hợp Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và nay là Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Dù trải qua bao thăng trầm do tác động của nền kinh tế thị trường, song tập thể cán bộ, công nhân công ty vẫn luôn đoàn kết, phát huy truyền thống kiên cường của thế hệ cha anh đi trước để vượt qua mọi khó khăn, giữ vững công ty phát triển ổn định.

 
 
Toàn cảnh Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, quý III năm 1975.
 
 
Đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ cắt băng khánh thành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, ngày 30/10/1977.
 

Có thể nói, đặc điểm của Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là quy trình sản xuất thực hiện liên tục. Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất có liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng thì toàn bộ nhà máy phải ngừng. Điều kiện làm việc áp suất cao, nhiệt độ có nơi tới 1.100 độ C nhưng có nơi lại lạnh âm 20 độ C. Trong các thiết bị phản ứng nhiều hóa chất ở dạng lỏng hay khí có tính ăn mòn mạnh, dễ cháy, dễ nổ, độc hại. Vì thế, đòi hỏi công ty phải được bảo vệ chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong các dây chuyền sản xuất.

Trước hết, Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc Công ty đã luôn quan tâm xây dựng tinh thần kỷ luật cao trong cán bộ, công nhân, người lao động, lấy lực lượng tự vệ của công ty làm nòng cốt. Đồng chí Nguyễn Văn Giang, Trưởng phòng Bảo vệ - Quân sự, Chỉ huy phó Ban CHQS Công ty cho biết: “Các đồng chí tham gia lực lượng tự vệ của công ty đều bảo đảm có sức khỏe tốt, tính kỷ luật cao, nhanh nhẹn, am hiểu chuyên môn, làm việc ở hầu khắp các bộ phận, phân xưởng trong công ty. Lực lượng này cùng với bộ phận bảo vệ công ty có nhiệm vụ thường trực ứng phó với mọi tình huống sự cố và tham gia cứu nạn cứu hộ, phòng cháy chữa cháy, lũ lụt của địa phương khi có yêu cầu”.

Công nhân Công ty đóng gói sản phẩm Urê.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc Công ty còn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh gắn với tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn sản xuất, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ của TP Bắc Giang và của tỉnh vững chắc. Công ty quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ vững mạnh, biên chế thành hai đơn vị gồm pháo phòng không và súng cối, duy trì trực sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Lãnh đạo Đảng ủy gặp gỡ các đoàn viên thanh niên trong Công ty.

Đặc biệt, các thành viên của lực lượng tự vệ đã phát huy tốt vai trò xung kích, gương mẫu đi đầu trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong toàn công ty. Chính vì thế, từ năm 2019 đến nay, công ty chưa xảy ra vụ việc mất an ninh trật tự, xảy ra trộm cắp. Qua đó, góp phần giúp công ty sản xuất an toàn, bảo đảm thu nhập của cán bộ, công nhân viên và người lao động được nâng lên, hiện trung bình đạt 12 triệu đồng/người/tháng; quý I/2024 nộp ngân sách nhà nước 13,2 tỷ đồng.

Lực lượng tự vệ Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023.

 
 
Công ty  cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ngày nay.