• Bài, ảnh: Hải Vân - Nguyễn Hưởng
BẮC GIANG - Từ giữa tháng 5, các vườn vải sớm ở Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam bắt đầu cho thu hoạch. Năm nay, dù sản lượng giảm song vải thiều chín sớm lại nhỉnh hơn về chất lượng; một số vườn rất sai quả; giá vải cao hơn năm trước nên nhiều nông dân được mùa riêng. Thương nhân đến tận vườn thu mua số lượng lớn.
Nhiều nhà vườn bội thu
Xã Phúc Hòa (Tân Yên) là vùng trồng vải sớm lớn nhất tỉnh. Nhờ mấy trận mưa rào đầu hè vừa qua, các vườn vải sớm Phúc Hòa chín nhanh hơn dự kiến khoảng chục ngày. Hoạt động giao thương trên địa bàn xã đang diễn ra rất sôi động. Các tuyến đường liên thôn, xã tấp nập xe ra vào đóng hàng. Toàn xã có hơn 700 ha vải sớm với sản lượng dự kiến đạt khoảng 10 nghìn tấn quả; trong đó có hơn 600 ha vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, EU...
Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa Ngô Văn Tiệp thông tin: “Mấy ngày nay, địa phương có nhiều thương nhân Trung Quốc và các tỉnh, TP về tìm điểm cân. Một số người sẵn sàng trả giá cao hơn mọi năm để thuê địa điểm có vị trí đẹp, giao thông thuận lợi. Từ ngày 15/5, nhiều hộ trong xã đã bán những chuyến hàng đầu tiên đi các chợ đầu mối ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và phục vụ xuất khẩu”. Nông dân phấn khởi khi vải tiêu thụ thuận lợi, giá cao hơn mọi năm (dao động từ 32-38 nghìn đồng/kg).
Tại vườn sản xuất vải an toàn của gia đình ông Nguyễn Văn Cương, thôn Tân Lập, xã Tân Trung (Tân Yên), thời gian này đã có nhiều đoàn khách đến tham quan, đặt mua vải. Thậm chí, nhiều khách ở xa còn điện thoại đặt cọc tiền giữ vườn nhưng ông không nhận.
Theo ông Cương, vườn vải này gia đình đã trồng hơn 20 năm, ngay từ khi xuống giống đã chú ý tạo khoảng cách, độ thoáng cho cây sinh trưởng.
Đồng thời áp dụng chặt chẽ kỹ thuật chăm sóc hoàn toàn bằng phân hoai mục, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học nên 100% cây đều cho quả to đều, mã đẹp, cùi dày, ngọt.
Ông Cương cho biết: “Cũng vườn vải này, năm trước gia đình thu về hơn 500 triệu đồng. Năm nay, sản lượng vải đạt khoảng 25 tấn, tương đương năm trước nhưng giá bán cao hơn, khách đưa xe vào tận vườn thu mua giúp gia đình giảm được nhiều chi phí, công sức vận chuyển... Vụ vải này của gia đình tôi chắc chắn sẽ “ngọt” hơn”.
Vải sớm được giá song để sản phẩm bán ra thị trường có chất lượng tốt nhất, giữ chữ tín với khách hàng, các hộ chọn đúng thời điểm để thu hoạch. Xã Tân Mộc (Lục Ngạn) có hơn 500 ha vải, trong đó vải sớm khoảng 300 ha. Theo ông Phạm Văn Luận, Phó Chủ tịch UBND xã, vải thiều chính vụ của xã năm nay mất mùa, còn vải sớm tỷ lệ đậu quả đạt 75% nên nông dân tập trung các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nâng chất lượng đối với diện tích này. Qua khảo sát cho thấy, quả vải sớm hiện đã kín cùi, đỏ “vai” báo hiệu sắp được thu hoạch. Những ngày này, nhiều hộ bắt đầu đón khách đến thăm, ký hợp đồng thu mua. Một số khách hàng đặt vấn đề mua trọn gói cả vườn.
Thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT), năm nay, tổng diện tích vải thiều toàn tỉnh là 29,7 nghìn ha, sản lượng ước đạt 100 nghìn tấn (trong đó vải sớm 50 nghìn tấn, còn lại là vải chính vụ). Với ưu điểm chín sớm, bán được giá nên những năm gần đây, diện tích vải sớm không ngừng được người dân mở rộng, tập trung ở các huyện: Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn.
Đáng chú ý, do người trồng tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong canh tác nên chất lượng quả vải ở nhiều vườn ngày càng cao. Toàn tỉnh có hơn 7,7 nghìn ha vải sớm bắt đầu cho thu hoạch. Năm nay, do sản lượng vải thiều giảm mạnh nên mới đầu vụ, hoạt động tiêu thụ vải sớm tại một số địa phương của tỉnh rất sôi động.
Để hỗ trợ bà con tiêu thụ vải thiều, vừa qua, UBND tỉnh và các ngành: Nông nghiệp, Công Thương cùng chính quyền các địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại. Với phương châm coi trọng tất cả các thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành Nông nghiệp hướng dẫn các vùng sản xuất áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác, bảo đảm chất lượng tốt nhất đến người tiêu dùng.
Tại Tân Yên, UBND huyện đang phối hợp với các sở, ngành tỉnh tổ chức hội nghị kết nối, tiêu thụ vải sớm. Qua đây thúc đẩy công tác quảng bá, kết nối với các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh, tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu. Dịp này, huyện cũng triển khai các tour, tuyến du lịch “Tân Yên - Mùa vải thiều chín sớm” nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm.
Lãnh đạo xã Phúc Hòa (Tân Yên) thăm vườn vải xuất khẩu tại thôn Quất Du 1.
Tại huyện Lục Ngạn, năm nay diện tích vải thiều hơn 17,3 nghìn ha, sản lượng ước đạt khoảng 50 nghìn tấn (trong đó vải chín sớm khoảng 21,4 nghìn tấn). Chính quyền địa phương cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân đến thu mua vải sớm. Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bảo đảm cung ứng điện, nước sạch, đá cây, thùng xốp... phục vụ sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Cùng đó, các địa phương chuẩn bị tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều theo hình thức trực tiếp; phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) tham gia hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trong và ngoài nước.
Toàn tỉnh có hơn 7,7 nghìn ha vải sớm bắt đầu cho thu hoạch. Năm nay, do sản lượng vải thiều giảm mạnh nên mới đầu vụ, hoạt động tiêu thụ vải sớm tại một số địa phương của tỉnh rất sôi động.
Huyện cũng chỉ đạo các hợp tác xã tuyển chọn nhà vườn đẹp đưa vào lịch trình du lịch trải nghiệm hè năm 2024. Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ trái ngọt của địa phương qua nhiều kênh như thương nhân phân phối, chợ đầu mối các tỉnh, TP trong cả nước; trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và trên các sàn thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế. Đáng chú ý, nhiều nông dân bắt nhịp với chuyển đổi số tổ chức bán vải trực tuyến trên nền tảng online, mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube…
Theo ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, vải sớm bắt đầu cho thu hoạch song do thời tiết trên địa bàn tỉnh từ đầu tháng 5 đến nay liên tục có mưa rào, độ ẩm cao xen kẽ nắng nóng thuận lợi cho sâu đục quả, bệnh thán thư phát triển, gây hại trên vải. Do vậy, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con chủ động phòng ngừa sâu bệnh trong giai đoạn này bằng các biện pháp bẫy, bắt thủ công hoặc dùng thuốc sinh học, thuốc có trong danh mục được phép sử dụng, bảo đảm chất lượng, thương hiệu sản phẩm, để trái ngọt vải thiều Bắc Giang tiếp tục vươn xa.
Xã Phúc Hòa (Tân Yên) là vùng trồng vải sớm lớn nhất tỉnh. Nhờ mấy trận mưa rào đầu hè vừa qua, các vườn vải sớm Phúc Hòa chín nhanh hơn dự kiến khoảng chục ngày. Hoạt động giao thương trên địa bàn xã đang diễn ra rất sôi động. Các tuyến đường liên thôn, xã tấp nập xe ra vào đóng hàng. Toàn xã có hơn 700 ha vải sớm với sản lượng dự kiến đạt khoảng 10 nghìn tấn quả; trong đó có hơn 600 ha vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, EU...
Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa Ngô Văn Tiệp thông tin: “Mấy ngày nay, địa phương có nhiều thương nhân Trung Quốc và các tỉnh, TP về tìm điểm cân. Một số người sẵn sàng trả giá cao hơn mọi năm để thuê địa điểm có vị trí đẹp, giao thông thuận lợi. Từ ngày 15/5, nhiều hộ trong xã đã bán những chuyến hàng đầu tiên đi các chợ đầu mối ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và phục vụ xuất khẩu”. Nông dân phấn khởi khi vải tiêu thụ thuận lợi, giá cao hơn mọi năm (dao động từ 32-38 nghìn đồng/kg).
Lãnh đạo xã Phúc Hòa (Tân Yên) thăm vườn vải xuất khẩu tại thôn Quất Du 1.
Vườn vải sớm trĩu quả của gia đình chị Nguyễn Thị Lý, thôn Tân Thành, xã Tân Mộc (Lục Ngạn).
Đáng chú ý, do người trồng tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong canh tác nên chất lượng quả vải ở nhiều vườn ngày càng cao. Toàn tỉnh có hơn 7,7 nghìn ha vải sớm bắt đầu cho thu hoạch. Năm nay, do nhiều nơi mất mùa nên mới đầu vụ, hoạt động tiêu thụ vải sớm tại một số địa phương của tỉnh rất sôi động.
Tại huyện Lục Ngạn, năm nay diện tích vải thiều hơn 17,3 nghìn ha, sản lượng ước đạt khoảng 50 nghìn tấn (trong đó vải chín sớm khoảng 21,4 nghìn tấn). Chính quyền địa phương cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân đến thu mua vải sớm. Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bảo đảm cung ứng điện, nước sạch, đá cây, thùng xốp... phục vụ sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Cùng đó, các địa phương chuẩn bị tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều theo hình thức trực tiếp; phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) tham gia hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trong và ngoài nước.
Toàn tỉnh có hơn 7,7 nghìn ha vải sớm bắt đầu cho thu hoạch. Năm nay, do nhiều nơi mất mùa nên mới đầu vụ, hoạt động tiêu thụ vải sớm tại một số địa phương của tỉnh rất sôi động.
Huyện cũng chỉ đạo các hợp tác xã tuyển chọn nhà vườn đẹp đưa vào lịch trình du lịch trải nghiệm hè năm 2024. Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ trái ngọt của địa phương qua nhiều kênh như thương nhân phân phối, chợ đầu mối các tỉnh, TP trong cả nước; trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và trên các sàn thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế. Đáng chú ý, nhiều nông dân bắt nhịp với chuyển đổi số tổ chức bán vải trực tuyến trên nền tảng online, mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube…
Theo ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, vải sớm bắt đầu cho thu hoạch song do thời tiết trên địa bàn tỉnh từ đầu tháng 5 đến nay liên tục có mưa rào, độ ẩm cao xen kẽ nắng nóng thuận lợi cho sâu đục quả, bệnh thán thư phát triển, gây hại trên vải. Do vậy, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con chủ động phòng ngừa sâu bệnh trong giai đoạn này bằng các biện pháp bẫy, bắt thủ công hoặc dùng thuốc sinh học, thuốc có trong danh mục được phép sử dụng, bảo đảm chất lượng, thương hiệu sản phẩm, để trái ngọt vải thiều Bắc Giang tiếp tục vươn xa.