Cầu Hiền Lương - Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông
![]() |
Năm 1954, sau khi thực dân Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết. Theo Hiệp định này, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải chạy ngang qua Do Linh và Vĩnh Linh) làm đường ranh giới quân sự tạm thời. Cầu Hiền Lương chia làm hai phần, sơn hai màu khác nhau. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm. |
![]() |
Năm 1956, Ngô Đình Diệm-Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa với sự hậu thuẫn của Mỹ đã không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước như Hiệp định Genève quy định. Từ đây, cây cầu Hiền Lương đã trở thành chứng tích lịch sử trong hơn 20 năm chia cắt hai miền Bắc-Nam. |
![]() |
Cầu Hiền Lương từng bị bom Mỹ đánh sập. |
![]() |
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến đầy hy sinh gian khổ của quân và dân ta. Ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, công lao của quân và dân khu vực giới tuyến được lịch sử khắc ghi. Tháng 3/2014, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên trạng 2 màu sơn xanh và vàng. Hôm nay, khi đến với Hiền Lương-Bến Hải, du khách hiểu hơn về nỗi đau chia cắt và khát vọng hòa bình. |
![]() |
Cột cờ Hiền Lương hiện tại được xây dựng theo nguyên mẫu hoàn chỉnh nhất với chiều cao 38 m, trong đó phần đài cao 11,5 m. |
![]() |
Vào ngày 30/4 hằng năm, tỉnh Quảng Trị tổ chức Ngày hội Thống nhất non sông tại cụm Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. |
![]() |
Tượng đài khát vọng thống nhất non sông. |
![]() |
Toàn cảnh cụm Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. |
Ý kiến bạn đọc (0)