bacgiang-emagazine
{keywords}

Vượt qua những khó khăn chưa có tiền lệ do dịch Covid-19 gây ra, năm trước, vải thiều Lục Ngạn cán nhiều mốc kỷ lục. Đó là sản lượng, chất lượng cao nhất, mẫu mã đẹp nhất, xuất khẩu sang nhiều thị trường và đạt doanh thu lớn nhất. Từ kinh nghiệm vượt khó, năm nay huyện có nhiều giải pháp hướng tới những giá trị mới.

{keywords}

Trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, quan điểm nhất quán của Lục Ngạn trong chỉ đạo, phát triển vùng vải thiều là "Xác định, phân cấp rõ, đánh giá đúng tín hiệu thị trường gắn với định vị giá trị sản phẩm vải thiều"; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến là yếu tố then chốt nâng cao chất lượng cũng như giá trị thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn. Vì vậy huyện Lục Ngạn đã sớm xây dựng chiến lược định vị giá trị sản phẩm vải thiều dựa trên hai thành tố chính là chất lượng cao và thương hiệu mạnh.

{keywords}

Để đạt được mục tiêu đó, huyện đã ban hành các chương trình, kế hoạch để hỗ trợ người dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Thông qua chính sách và chỉ đạo bài bản, khoa học; đồng thời cơ quan chuyên môn bám sát tình hình thực tiễn sản xuất để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bảo đảm vải thiều có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường cao cấp. 

Quá trình thực hiện, các mã vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ thường xuyên được rà soát, đánh giá, quản lý chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định của nước nhập khẩu và pháp luật hiện hành.

{keywords}

Năm nay, Lục Ngạn có thêm 2 mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, nâng tổng số vùng trồng lên hơn 80 (Trung Quốc 36; Mỹ, Úc và EU 18; Nhật Bản 27). Huyện chỉ đạo thực hiện, giám sát sử dụng thuốc BVTV, an toàn vệ sinh, nhật ký đồng ruộng theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV và kiểm soát chặt chẽ cơ sở đóng gói, bao bì, tem nhãn cũng như các điều kiện theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS 775:2020/BVTV.

Huyện Lục Ngạn và Sở Nông nghiệp và PTNT còn số hóa 35 vùng trồng với quy mô 3 nghìn ha, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, minh bạch về chất lượng vải thiều. 

{keywords}
{keywords}

{keywords}

Năm nay, diện tích vải thiều của Lục Ngạn hơn 15,7 nghìn ha, tăng 300 ha so với vụ trước, sản lượng ước đạt hơn 95 nghìn tấn. Điểm nổi bật ở vụ này là vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP tiếp tục mở rộng, chiếm hơn 80% sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

{keywords}
{keywords}

Du khách tham quan vùng vải thiều.

{keywords}
{keywords}

Theo đồng chí Nguyễn Việt Oanh, Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn, huyện đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nghị quyết, quy hoạch, đề án về phát triển nông nghiệp, sản xuất cây ăn quả bền vững. Cả hệ thống chính trị tích cực tuyên truyền, vận động người dân rà soát chuyển những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng vải thiều, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm, thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng, coi đây là yếu tố then chốt nâng cao giá trị vải thiều Lục Ngạn.

{keywords}

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư; các tỉnh, TP chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trên sàn thương mại điện tử, tháng 5/2022.

Năm nay, huyện sớm chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ vải thiều. Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện tích cực hướng dẫn, tập huấn cho người dân sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và các quy định của thị trường; rà soát và mở rộng mã vùng vải thiều xuất khẩu. 

Huyện đã tổ chức gần 140 lớp tập huấn cho hơn 4 nghìn nông dân; cấp phát 40 nghìn tờ rơi về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV an toàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập tổ chỉ đạo sản xuất vải thiều xuất khẩu...

{keywords}

Vải thiều xuất khẩu ở thôn Muối, xã Giáp Sơn. 

Lục Ngạn nêu cao vai trò của các đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội; đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, hợp tác xã... trong hướng dẫn, giám sát người dân tuân thủ nghiêm quy trình chăm sóc để bảo đảm vải thiều có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tới các thị trường cao cấp. 

Mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã kiểm tra trực tuyến 3 mã vùng trồng và cơ sở đóng gói vải thiều tại các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Sơn cho thấy, công tác phòng, chống Covid-19, hệ thống quản lý, ghi nhật ký tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói được thực hiện nghiêm. Vải thiều Lục Ngạn đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc.

{keywords}

Vải thiều Lục Ngạn được bao gói, có tem truy xuất nguồn gốc khi đưa ra thị trường.

Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm này, Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị chức năng của T.Ư lấy mẫu xét nghiệm các chỉ số thành phần. Kết quả, hơn 800 chỉ tiêu phân tích đều bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện xuất khẩu sang tất cả các nước trên thế giới. Có thể khẳng định, nhờ thời tiết thuận lợi, sự chỉ đạo kịp thời và người dân có trình độ thâm canh cao, năm nay chất lượng vải thiều Lục Ngạn cao nhất từ trước đến nay.

{keywords}

Mùa quả ngọt.

{keywords}

Vải thiều Lục Ngạn đã mở rộng tiêu thụ ở hơn 30 quốc gia, trong đó, ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, sản phẩm này còn xuất ngoại sang nhiều thị trường mới đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, Australia, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Séc... và tiêu thụ thuận lợi tại Đông Nam Á.

{keywords}

Ngày 20-5, Sở Công Thương và Tập đoàn Central Retail ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

{keywords}
{keywords}

Tuy nhiên, lượng tiêu thụ ở các thị trường cao cấp còn ít, chủ yếu vẫn là xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu thụ trong nước. Năm nay, Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero Covid”, huyện xác định tất cả các thị trường đều chú trọng, cần quan tâm nhiều hơn cho tiêu dùng nội địa (năm 2021 tiêu thụ trong nước chiếm 45% sản lượng), nhất là các tỉnh, TP phía Nam.

{keywords}

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn giới thiệu vải thiều Lục Ngạn tại diễn đàn "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới".

{keywords}

Quả ngọt thường xuyên được quảng bá tại các hội nghị xúc tiến thương mại.

Theo Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn La Văn Nam, năm nay địa phương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ trong nước và đưa nhiều vải thiều sang các thị trường cao cấp như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Đông và Liên minh Châu Âu (EU), nâng dần lượng vải thiều Lục Ngạn ở các thị trường tiềm năng này. 

UBND tỉnh đã phối hợp với các bộ, ngành và một số cơ quan chức năng nước ngoài tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với gần 80 điểm cầu trong và ngoài nước. Trong đó có 13 điểm cầu tại các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore, Thái Lan, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Bộ Thông tin và Truyền thông còn tổ chức diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới”, trong đó có vải thiều Bắc Giang.

{keywords}

Vải thiều được thu mua chế biến tại Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu, huyện Mường Khương (Lào Cai).

Để khơi thông thị trường phía Nam, UBND tỉnh đã quan tâm hỗ trợ kết nối, huyện tổ chức các đoàn khảo sát thị trường tại Ban Quản lý (BQL) Chợ đầu mối Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh); UBND huyện Thống Nhất và BQL Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (Đồng Nai), UBND huyện Bến Cầu và BQL Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh)...

{keywords}
{keywords}

Qua đó, huyện Lục Ngạn và các đơn vị, địa phương đã thống nhất, ký kết biên bản ghi nhớ việc phối hợp kết nối, tiêu thụ vải thiều và các loại nông sản khác. Bên cạnh đó huyện còn kết nối đưa vải thiều vào hệ thống các tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam như: SaiGon.Coop, Hapro, Vinmart; các khu công nghiệp lớn ở Bắc Giang và miền Bắc; các tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn...

{keywords}

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn cùng các đại biểu cắt băng xuất hành tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn năm 2022.

{keywords}
{keywords}

Vải thiều được bao gói, kiểm tra chất lượng, có tem truy xuất trước khi tiêu thụ.

{keywords}

Qua mỗi vụ sản xuất, vải thiều Lục Ngạn tiếp tục đạt những mốc son mới. Nếu như niên vụ 2021, sản phẩm này đạt sản lượng, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, xuất khẩu sang nhiều thị trường và có doanh thu lớn nhất thì năm nay đang hướng tới những kỷ lục mới. Đó chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và xuất khẩu sang nhiều thị trường mới.

{keywords}

Cũng theo đồng chí Nguyễn Việt Oanh, Lục Ngạn đã đúc rút nhiều kinh nghiệm quý trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều. Đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt, đồng bộ của T.Ư, của tỉnh, nhất là các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Huyện có sự chủ động, linh hoạt điều hành tiêu thụ trong các tình huống; thường xuyên liên hệ, kết nối với các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh và tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho vải thiều thông quan, xuất khẩu nhanh sang Trung Quốc.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Các sản phẩm phụ trợ như thùng xốp, đá cây... cũng như dịch vụ ngân hàng luôn chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu thụ vải thiều. 

Cùng với đó, huyện luôn nhận được sự đồng hành, phát huy sức mạnh của các cơ quan truyền thông từ T.Ư đến địa phương trong thông tin, tuyên truyền làm nổi bật giá trị thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, ngày càng được người dân trong và ngoài nước biết đến. 

Đặc biệt, những năm gần đây, các đơn vị, doanh nghiệp và người dân còn tích cực ứng dụng công nghệ để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều như bán trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế, trên các trang mạng xã hội phổ biến.

{keywords}

Lục Ngạn đã trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc và vải thiều đang được xây dựng trở thành sản phẩm của quốc gia. Từ những kinh nghiệm, cách làm mang lại hiệu quả cao, để tăng thêm dư địa cho vùng quả ngọt này, huyện sẽ tập trung đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức mạnh cạnh tranh của vải thiều Lục Ngạn.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Lực lượng thanh niên tình nguyện, công an, quân đội... hỗ trợ thu hoạch vải thiều. 

Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Ngạn đã ban hành Đề án xây dựng huyện trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2021- 2025; trong đó có nhiều chính sách về hỗ trợ sản xuất, quản lý thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến, tiêu thụ vải thiều.

{keywords}
vai-thieu-luc-ngan-vuon-toi-nhung-gia-tri-moi.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...