eMagazine
Thứ 5: 19:03 ngày 03/11/2022
Thứ 5: 19:03 ngày 03/11/2022
bacgiang-emagazine
{keywords}
{keywords}

Sau khi Báo Bắc Giang điện tử đăng loạt bài “Son sắt một niềm tin”, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc; trong đó có ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, của các đồng nghiệp ở trung ương và của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh. Báo Bắc Giang trích đăng một số ý kiến tiêu biểu.

{keywords}

Đồng chí LÊ THỊ THU HỒNG

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

Đồng chí LÊ THỊ THU HỒNG

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

{keywords}
{keywords}

Trước hết, tôi biểu dương Báo Bắc Giang đã dày công thực hiện loạt bốn bài “Son sắt một niềm tin” phản ánh về công tác xây dựng Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Đây là vấn đề Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đang quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.

Bắc Giang là tỉnh miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Để chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, đến với người dân, nhất là đồng bào dân tộc thì vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở là rất quan trọng.

Báo Bắc Giang đã đi sâu vào thực tiễn, phản ánh chân thực, khách quan những câu chuyện hay, cảm động của những người đảng viên vùng đồng bào dân tộc với những việc làm đầy trách nhiệm, sáng tạo. Bằng sự nêu gương, mở đường, họ đã lan tỏa niềm tin, góp phần cùng bà con xây dựng cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn.

Chính các đảng viên này là hình ảnh sinh động phản ánh lại các mặt của cuộc sống khi nghị quyết đi vào thực tế. Và họ cũng chính là những tấm gương điển hình mà bình dị về học tập và làm theo Bác.

Bài báo có nhiều thông tin quý về cách làm ở cơ sở, mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền từ đó có thể nhân rộng, soi rọi, tham khảo để có những điều chỉnh cho phù hợp, sát, đúng, trúng. Và cũng như thông điệp của bài báo, khi Đảng tin dân, dân tin Đảng thì không việc gì không thành công và đó là điều mà mỗi tổ chức đảng và đảng viên cần nhắc nhớ, thực hiện hàng ngày.

{keywords}
{keywords}

Đồng chí PHẠM VĂN THỊNH - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang

Đồng chí PHẠM VĂN THỊNH

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang

{keywords}
{keywords}

“Son sắt một niềm tin” với loạt 4 bài đăng trên Báo Bắc Giang hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối. Hình ảnh minh hoạ được lựa chọn sáng sủa, đẹp, sống động, đẹp người đẹp cảnh, thúc giục người đọc yêu quê, yêu người, yêu Đảng; các cán bộ đảng viên tiêu biểu được nêu lên với phong cách giản dị, đời thường, rất dân với những đóng góp thầm lặng, được dân tin, dân yêu.

Thông điệp của loạt bài theo tôi đó là khi Đảng ở trong dân, là dân thì “cuộc đời mỗi chúng ta nở hoa” như câu văn trong bài báo. Loạt bài thực sự có ý nghĩa nhắc nhở mỗi người cán bộ, đảng viên chúng ta cần luôn hướng đến Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ và rằng trong bầu trời, không gì quý bằng Nhân dân, không sức mạnh nào bằng sức Dân.

Trân trọng cám ơn Báo Bắc Giang và các tác giả đã dày công sức, sáng tạo có loạt bài hấp dẫn, ý nghĩa lớn như vậy. Và một điều tự nhiên là bài báo càng hay hơn, đượm hơn khi độc giả Báo được đọc vào không gian mùa thu miền trung du Bắc Giang đang ngọt rịn như mẻ mật ong chiều.

{keywords}
{keywords}

Nhà báo HẢI ĐƯỜNG - Nguyên Ủy viên Bộ Biên tập - Báo Nhân Dân

Nhà báo HẢI ĐƯỜNG

Nguyên Ủy viên Bộ Biên tập - Báo Nhân Dân

{keywords}
{keywords}

Lâu nay chúng ta thường nói, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống chính là khâu cốt lõi để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Có người phàn nàn rằng, khoảng cách giữa chủ trương với giải pháp, giữa giải pháp với việc phân công người thực hiện, giữa nói và làm còn có lúc, có nơi khá xa. Khi nghị quyết không vào cuộc sống thì không thể nào đưa cuộc sống trở lại nghị quyết được. Từ đó nảy sinh tình trạng quan liêu, trì trệ, né tránh trách nhiệm và bệnh thành tích.

Đọc loạt bài bốn kỳ Son sắt một niềm tin trên Báo Bắc Giang, chúng tôi được giải tỏa những băn khoăn ấy. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm chính là tinh thần năng động, sáng tạo, tìm cách làm tốt nhất để đưa nghị quyết của đảng bộ các cấp vào cuộc sống. Trong đó, sáng tạo, là cái hồn cái cốt của sự chuyển dịch trong đời sống xã hội, cũng là cái hồn, cái cốt của bài viết. Sáng tạo là cách làm vừa chịu khó học hỏi nơi khác, vừa tìm ra cái riêng của chính mình, phù hợp với hoàn cảnh, thực tế địa phương mình. Các tác giả đã chịu khó bám cơ sở, đi tới các huyện vùng cao xa xôi nhất như: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; có mặt ở rất nhiều thôn, xóm, xã, trong đó có những nơi thâm sơn cùng cốc, vùng lòng hồ, trên đèo; gặp gỡ rất nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân để tìm câu trả lời.

Bài viết về xây dựng Đảng nhưng không nặng về trích dẫn nghị quyết, dẫn nhiều số liệu mà chủ yếu nói về con người - người cán bộ, đảng viên, người nông dân hôm nay. Cụ thể hơn là con người bắt kịp những tư tưởng mới, tiếp tục “nghĩ trên luống cày thời kinh tế số”. Đó là thực tiễn sinh động đặt ra trong xây dựng Đảng, sản xuất hàng hóa ở các địa phương trong tỉnh: xây dựng tổ chức cơ sở đảng; kinh nghiệm vận động, thuyết phục dân trong việc giải phóng mặt bằng, hiến đất; xóa đói giảm nghèo bền vững (chăn nuôi, trồng cây theo phương pháp khoa học, từng bước chuyên nghiệp hóa); không ly hương, bỏ ruộng; khôi phục phát triển nghề truyền thống, giữ gìn, làm đậm đà bản sắc văn hóa, v.v..

Sức hấp dẫn của tác phẩm chính là giới thiệu các “hình mẫu” một cách rất tự nhiên dung dị. Đó thường là những điểm sáng kinh tế, văn hóa, mà từ kinh nghiệm ở đây các nơi khác có thể học tập, làm theo. Đó là những người thật, việc thật, những câu chuyện cảm động của lão đảng viên 73 năm tuổi Đảng bám bản giữ rừng giữa lòng hồ Cấm Sơn tới lớp đảng viên trẻ, bí thư chi bộ 9X. Đó là những đảng viên gương mẫu hiến đất làm đường, làm trường, thuyết phục trước hết từ trong nhà, trong dòng họ. Đó là tinh thần tự nguyện, không đòi đền bù, không đòi hỗ trợ và... không đồng.

Do sức nén của tác phẩm báo chí mà tuy đã dành bốn kỳ để đăng nhưng bạn đọc vẫn hứng thú theo dõi. Theo chúng tôi đó là thành công. Làm nên sự hấp dẫn chính là cái thực lực, là độ vang ngân của tiếng chiêng, chứ không phải bản thân cái chiêng.

Bạn đọc sẽ rút ra kinh nghiệm gì sau khi đọc tác phẩm. Phải chăng là, mỗi tổ chức đảng, mỗi địa phương hãy kiên trì theo hướng đó, tiếp tục đổi mới- sáng tạo. Đương nhiên, phải tùy thời điểm, khi mở rộng sản xuất, khi khác lại phải thu hẹp (thí dụ việc chăn nuôi lợn để chống dịch bệnh). Rộng hay hẹp phải trong một tầm nhìn xa chứ không phải “sáng đúng chiều sai, ngày mai lại đúng”. Tầm nhìn đó chính là đường lối, chủ trương sát, đúng; là ý Đảng- lòng Dân hội tụ./.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Bà LA THỊ HỒNG QUANG - Tổ dân phố Hùng Vương 3, phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

Bà LA THỊ HỒNG QUANG

Tổ dân phố Hùng Vương 3, phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

Tôi ít đọc bài viết về Đảng vì bận ở nhà trông cháu, cơm nước nhưng thấy ảnh mấy cô gái dân tộc xinh xắn và tít bài có chữ “Son sắt” trên báo Bắc Giang hay hay nên tôi thử mở ra xem. Đọc liền một mạch bốn bài, thực sự tôi rất xúc động.

Xúc động vì xung quanh mình còn biết bao người tốt, cán bộ tốt, đảng viên tốt và đặc biệt là người dân, đồng bào dân tộc, rất cần cù, sáng tạo chứ không trông chờ, ỷ lại như tôi vẫn nghĩ. Xúc động vì thấy Đảng gần gũi, bình dị, lo cho dân, chứ không xa vời như tôi tưởng. Tôi mong báo có nhiều bài viết như thế này, để lan tỏa những điều tốt đẹp đến với người dân bình thường như chúng tôi.

{keywords}

Ông HOÀNG VĂN NGỌC - Bí thư Chi bộ thôn Rỏn, xã Thanh Luận, Sơn Động

Ông HOÀNG VĂN NGỌC

Bí thư Chi bộ thôn Rỏn, xã Thanh Luận, Sơn Động

Bài viết có nhiều mô hình mới, cách làm hay và những tấm gương đảng viên, nhân dân tiêu biểu mà Chi bộ tôi có thể tham khảo và học được. Đúng như báo phản ánh, bà con vùng cao cứ phải người thật, việc thật, cán bộ không đi đầu gương mẫu thì không nói được bà con làm theo. Tôi sẽ mang điều này để nói với đảng viên chi bộ, mình phải làm gương.

{keywords}

Cô giáo NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO - Trường THCS Thị trấn Thắng - Hiệp Hòa

Cô giáo NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Trường THCS Thị trấn Thắng - Hiệp Hòa

“Son sắt một niềm tin” cuốn hút tôi từ đầu đến cuối bởi lối dẫn chuyện duyên dáng của nhà báo thông qua những câu chuyện người thật, việc thật thật bình dị mà có ý nghĩa. Đọc bốn kỳ, tôi thấy một vùng cao, miền núi Bắc Giang trù phú và hạnh phúc hiện ra, với những nhịp sống an lành. Đó là những năng lượng tích cực, là những tư liệu quý, những dẫn chứng sinh động để tôi đưa vào bài giảng cho học sinh, để các em thêm yêu hơn quê hương, đất nước mình./.

Nhóm Phóng viên thực hiện
bai-5-lan-toa-loat-bai-“son-sat-mot-niem-tin.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...