Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng IIP
Dây chuyền sản xuất linh kiện ô tô của Công ty TNHH Sanwa Việt Nam, KCN Quang Châu. |
Cụ thể, IIP 11 tháng của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 31%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 18,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 16,7%; sản xuất trang phục tăng 16,4%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 16,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 12,7%; hoạt động thu gom, xử lý và tái chế phế liệu tăng 11,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,3%.
Đáng chú ý, số lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng 5,9% so với năm trước và tăng 0,4% so với cùng thời điểm tháng trước.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, IIP 11 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Trong đó, Bắc Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long là ba địa phương có chỉ số IIP tăng cao nhất cả nước.
Từ đầu năm đến nay, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: Bia tăng 34,9%; thủy hải sản chế biến và ô tô cùng tăng 17,3%; linh kiện điện thoại tăng 16,9%; xăng dầu các loại tăng 12,9%; sơn hóa học tăng 12%; thép thanh, thép góc tăng 11,8%; xe máy tăng 10,8%; giày, dép da tăng 9,7%; thuốc lá điếu và khí đốt thiên nhiên dạng khí cùng tăng 9,1%.
Tính riêng tháng 11, IIP ước tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,4%), đóng góp 6,8 điểm % vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,7%, đóng góp 0,7 điểm %; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,1%, đóng góp 0,1 điểm %; ngành khai khoáng tăng 6,5%, đóng góp 1 điểm % trong mức tăng chung.
PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc (0)