Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trường học không dùng tiền mặt

Cập nhật: 14:08 ngày 22/11/2022
(BGĐT) - Thực hiện chương trình chuyển đổi số, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang đẩy mạnh thanh toán học phí và các khoản thu khác theo phương thức không dùng tiền mặt. Để việc triển khai rộng khắp cần thêm quyết tâm từ phía các nhà trường, sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh học sinh và nhiều giải pháp linh hoạt từ nhà cung cấp dịch vụ, đem đến sự thuận tiện cho người dùng.

Tiết kiệm thời gian, dễ đối soát

Chị Nguyễn Thị Hòa có con học lớp 6 tại Trường THCS thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) cho biết chỉ sau gần 2 phút nhận được tin nhắn thông báo các khoản thu của nhà trường, chị đã dùng điện thoại chuyển khoản xong. 

{keywords}

Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) kiểm tra các khoản thu không dùng tiền mặt trên phần mềm.

Chị chia sẻ: “Những năm học trước, khi phải đóng tiền trường, có lần quá bận tôi phải để tiền vào phong bì, ghi chi tiết các nội dung đóng góp bên ngoài và bỏ vào cặp sách của con; đồng thời nhắn tin, gọi điện dặn cô giáo chủ nhiệm nhắc con nộp tiền nhưng vẫn lo lắng cháu sẽ làm rơi mất. Năm học này, trường thu các khoản qua ứng dụng ngân hàng vừa tiện vừa an toàn”.

Trước những lợi ích từ thanh toán không dùng tiền mặt mang lại, huyện Hiệp Hòa đã triển khai nhân rộng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Hiện toàn huyện có 61 trường học và Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện thực hiện. Trong vòng 1 năm qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đã thu được hơn 43 tỷ đồng theo hình thức này; là đơn vị dẫn đầu các huyện, TP trong tỉnh.

Ở khối THPT, đến nay Trường THPT Lạng Giang số 3 là một trong những đơn vị triển khai hiệu quả ứng dụng này. Năm học trước, nhà trường đã thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Với 1.418 học sinh đang theo học, trong 2 tháng gần đây, trường đã phát sinh hàng nghìn giao dịch với tổng số tiền 2,4 tỷ đồng. 

Theo thầy giáo Nguyễn Huy Nghĩa, Phó Hiệu trưởng nhà trường, thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ thuận lợi cho phụ huynh mà còn hỗ trợ công tác quản lý của ban giám hiệu. Đó là giảm áp lực cho giáo viên khi phải thu các khoản tiền của học sinh; giúp bộ phận kế toán tự động đối soát các khoản thu, nhanh chóng tra cứu, tổng hợp số liệu. 

Hiện toàn tỉnh có 150 cơ sở giáo dục triển khai thanh toán không dùng tiền mặt và phát sinh giao dịch thành công. Tổng số tiền thu qua ngân hàng từ đầu năm học 2022-2023 (tháng 9/2022) đến nay là gần 40 tỷ đồng.

Tất cả đều được thực hiện tự động giúp giảm rủi ro phát sinh trong các giao dịch tiền mặt như thừa thiếu, nhầm lẫn, tiền giả... Trước đó, trường tổ chức hướng dẫn giáo viên, phụ huynh lập tài khoản, cài đặt ứng dụng thanh toán học phí và các khoản thu đầu năm, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận.

Thống kê từ Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT huyện, TP, đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT đã thực hiện kết nối, tích hợp dữ liệu với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán như: Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MSB, MB, Viettelpay, VNPay… 

Hiện đã có 150 cơ sở giáo dục triển khai và phát sinh giao dịch thành công. Tổng số tiền thu qua ngân hàng từ đầu năm học 2022-2023 (tháng 9/2022) đến nay là gần 40 tỷ đồng. Một số huyện làm tốt như: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, TP Bắc Giang.

Phấn đấu 50% cơ sở giáo dục triển khai thành công

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt góp phần xây dựng mô hình trường học thông minh, trường học số. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn như: Nhiều phụ huynh chưa sử dụng tài khoản ngân hàng, đặc biệt ở địa bàn khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các khoản thu không nhiều tiền trong khi thanh toán qua mạng của ngân hàng sẽ phát sinh tiền phí dịch vụ do phụ huynh chi trả. 

Giải pháp công nghệ của một số đơn vị cung cấp chưa thực sự thuận tiện. Trao đổi với ông Vũ Thanh Hải, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam được biết, dù đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt song phụ huynh học sinh trên địa bàn vẫn chưa mặn mà với hình thức này. Nguyên nhân do địa bàn miền núi, đời sống người dân còn khó khăn, trình độ công nghệ thông tin có hạn. 

{keywords}

Giờ học tại Trường THCS Cao Xá (Tân Yên).

Ngoài ra phần lớn phụ huynh không có tài khoản ngân hàng; nhiều người không có điện thoại thông minh; tâm lý tiện công đưa con, cháu đi học thì đóng tiền luôn cho thủ quỹ. Mặt khác các giải pháp số hóa phải thông qua nhiều thao tác, khiến phụ huynh khó nhớ và khó sử dụng. 

Thời gian tới, Phòng GD&ĐT huyện sẽ phối hợp với ngân hàng và đơn vị cung ứng phần mềm hỗ trợ phụ huynh cài đặt tài khoản, nhớ mã học sinh và hướng dẫn thao tác chuyển khoản trên điện thoại. Đối với những phụ huynh chưa có điện thoại thông minh, giáo viên có thể thu và nộp hộ bằng thao tác chuyển khoản trên điện thoại của mình. 

Ông Hoàng Văn Thành, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Khắc Nhu (TP Bắc Giang) cho biết: “Từ đầu năm học này, nhà trường đã triển khai thông qua các cuộc họp phụ huynh; gửi video hướng dẫn cài đặt ứng dụng thanh toán để giáo viên nghiên cứu, hướng dẫn phụ huynh sử dụng. Song song đó, trường vẫn bố trí cán bộ thu trực tiếp và tiếp tục tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu, từng bước chuyển sang hình thức đóng tiền trực tuyến”.

Năm 2022, ngành GD&ĐT đặt mục tiêu có ít nhất 50% cơ sở giáo dục trên địa bàn sử dụng các phương thức không dùng tiền mặt để thanh toán học phí và các giao dịch khác; số lượng và giá trị giao dịch đạt từ 50% trở lên. Theo ông Tạ Việt Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT, Sở yêu cầu các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán triển khai thu học phí và các khoản thu khác bằng phương thức không dùng tiền mặt. 

Các trường trang bị phương tiện phục vụ, tích hợp sẵn công cụ thanh toán trong phần mềm quản lý trường học, cơ sở giáo dục; bố trí đầu mối hướng dẫn cho phụ huynh, học sinh và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán theo phương thức này. 

Đặc biệt, các cơ sở giáo dục cần lựa chọn nhà cung cấp giải pháp phù hợp, đa dạng hóa các kênh thanh toán để phụ huynh có nhiều lựa chọn, thuận tiện trong việc đóng các khoản phí. Tăng cường quản lý, làm chủ dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin riêng của phụ huynh học sinh; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng.

Bài, ảnh: Vân Nguyên

Hiệu quả mô hình chợ quê không dùng tiền mặt
(BGĐT) - Được đơn vị chức năng của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn phối hợp với các doanh nghiệp tư vấn, hướng dẫn mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ miễn phí, đến nay, các tiểu thương và khách hàng tại chợ Kép, xã Hồng Giang đã dần quen với hình thức thanh toán mới này.  
Ký kết thỏa thuận hợp tác thanh toán tiền điện và viễn thông không dùng tiền mặt
(BGĐT) - Chiều 12/10, Trung tâm Kinh doanh VNPT Bắc Giang và Công ty Điện lực Bắc Giang tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về việc triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện và dịch vụ viễn thông không dùng tiền mặt qua ứng dụng VNPT Money và VNPT Pay.
Tổ chức phiên chợ không dùng tiền mặt tại xã Hồng Giang
(BGĐT) - Ngày 9/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số với chủ đề phiên chợ không dùng tiền mặt tại chợ Kép, xã Hồng Giang (Lục Ngạn).
TP Bắc Giang: Chợ dân sinh xanh, không tiền mặt
(BGĐT) - TP Bắc Giang đang huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chợ dân sinh xanh, giảm rác thải nhựa, thanh toán không dùng tiền mặt góp phần xây dựng đô thị xanh, thông minh. 
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nâng tỷ lệ ký số ở lĩnh vực BHXH, kế hoạch và đầu tư
(BGĐT) - Ngày 14/9, Tổ kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh kiểm tra công tác CCHC, thực hiện ISO, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Phạm Văn Đà, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh chủ trì.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...