Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Cập nhật: 19:07 ngày 07/09/2022
(BGĐT) - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Bắc Giang vừa có Công văn đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã (DN, HTX) trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong DN trên địa bàn tỉnh.

Sở LĐ,TB&XH đề nghị các DN triển khai ngay việc quản lý, sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. 

Tiến hành rà soát, đối chiếu các loại máy, thiết bị đang sử dụng tại DN với danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được ban hành tại Thông tư số 36 ngày 30/12/2019 của Bộ LĐ,TB&XH. Sau đó thực hiện ngay việc khai báo, kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo đúng quy định tại Nghị định số 44 ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

Xây dựng quy trình làm việc an toàn, quy trình vận hành an toàn đối với từng loại máy, thiết bị theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị và thông số kỹ thuật an toàn của nhà sản xuất. 

Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy. 

Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo quy định tại Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Thông tư số 04 ngày 12/2/2014 của Bộ LĐ,TB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Tổ chức giám sát chặt chẽ và cung cấp đầy đủ thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc trong không gian hạn chế (xử lý môi trường, vệ sinh hố ga công nghiệp, bể chứa nước nước thải, bùn thải; đường uống nước thải, hầm, lò, ...) theo đúng quy định tại Thông tư số 29 ngày 25/12/2018 của Bộ LĐ,TB&XH ban hành Quy chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc trong không gian hạn chế.

Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lần đầu hoặc định kỳ theo đúng thời hạn cho các nhóm đối tượng. Các DN lựa chọn các đơn vị có đủ điều kiện, năng lực để huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo các nhóm quy định tại Nghị định số 44 ngày 15/5/2016 của Chính phủ; Nghị định số 140 ngày 8/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐ,TB&XH. 

Việc huấn luyện phải bảo đảm đủ thời gian, nội dung chương trình huấn luyện an toàn lao động cho người lao động theo quy định. Trước khi tổ chức huấn luyện cho đối tượng nhóm 2, nhóm 3, DN đề nghị đơn vị có chức năng huấn luyện thực hiện nghiêm túc việc thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện cho Sở LĐ,TB&XH theo quy định tại Thông tư số 31/2018/TT-BLĐTBXH.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố này. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH. 

Rà soát, xây dựng, ban hành đầy đủ kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn hoặc khi xảy ra tai nạn lao động.

Quy định mới về chặn tin nhắn rác, trợ cấp bồi thường khi bị tai nạn lao động, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp
Từ tháng 3/2022, nhiều quy định mới sẽ có hiệu lực. Đó là: Mức trợ cấp, bồi thường khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người dùng điện thoại muốn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656; áp dụng mức trợ cấp, bồi thường khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… là những vấn đề được bạn đọc quan tâm.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Kịp thời chia sẻ rủi ro với người lao động
(BGĐT) - Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, trong đó, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một thành phần, do người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng cho người lao động (NLĐ). Bên cạnh lợi ích chia sẻ rủi ro, nguồn quỹ này còn phát huy tác dụng phòng ngừa.
Tai nạn lao động trong KCN Quang Châu, 1 người tử vong
Khoảng 17 giờ ngày 25/7, Công an huyện Việt Yên nhận được tin báo của Công ty FuYu về vụ tai nạn lao động xảy ra tại công trường xây dựng nhà xưởng M08, Công ty FuYu, thuộc KCN Quang Châu (Việt Yên). 
Bắc Giang: Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm một người tử vong
(BGĐT) – Theo Đại úy Lương Văn Tình, Phó Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang), trên địa bàn vừa xảy ra vụ vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 1 người tử vong.
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên: Góp sức phòng ngừa tai nạn lao động
(BGĐT) - Để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên trong các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát huy vai trò nòng cốt ngăn ngừa sự cố tại các dây chuyền sản xuất. 

Sơn Đông (t/h)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...