Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cảm xúc theo chân Bác

Cập nhật: 16:08 ngày 22/09/2022
(BGĐT) - Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa cho ra mắt tập thơ mang tính sử ca “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Hữu Kinh Bắc. Với hai phần Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, 118 bài thơ dường như tác giả theo chân Bác từ thuở thiếu thời, tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, danh nhân văn hóa của nhân loại.

Hơn nửa thế kỷ chia xa Người nhưng xúc cảm về Bác Hồ như vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Ấy là tình cảm chân thực, trong sáng, sự trân trọng, biết ơn không chỉ của người con với cha mà là tình cảm của người cầm bút trách nhiệm như Nguyễn Hữu Kinh Bắc.

{keywords}

Phần kết tập thơ, tác giả nói theo cách khiêm tốn của Nguyễn Du trong Truyện Kiều bất hủ: “Tài hèn, trí mọn nay kết sách/ Cóp nhặt dông dài, đã đầy chương/ Viết Người vĩ đại, khó vô hạn/ “Lời quê” mãi ngỏ, đã gắng lường”. 

Trong khi đó, nếu đọc phần mục lục thì cuốn sách được tác giả sáng tác, biên tập như một bản luận án khoa học gồm: Khai bút I, Khai bút II, Phần thứ nhất, Phần thứ hai: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Cống hiến của Người với đất nước và quốc tế; Bài học vô giá về Người; Về những ngày tang lễ lãnh tụ Hồ Chí Minh và dư vang. Cấu trúc tập sách như vậy, bạn đọc hiểu rằng sự công phu, nghiêm túc và ngưỡng mộ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến mức nào của tác giả.

Mang hơi hướng cả diễn ca, du ca và sử ca, tác giả thể hiện nghe như thấy sấm truyền trên bầu trời Nam Đàn thuở ấy: “Cuối thế kỷ, trời trong mây sáng (1890)/ Đất Nam Đàn sinh hạ người con/ Khôi ngô, tuấn tú, vuông tròn/ Gia tộc phấn khởi, nước non thầm mừng” (Thơ ấu - niên thiếu). Sinh ra, lớn lên trong cái nôi của cách mạng và nền học thức sáng láng, Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành hun đúc chí trai, ra đi tìm đường cứu nước.

Nguyễn Hữu Kinh Bắc xúc cảm nâng sự kiện Bến Nhà Rồng của chàng trai chí lớn với hai bàn tay trắng xuống tàu làm thuê mà tìm đường cứu nước: “Bến Nhà Rồng đó, đã sẵn sàng/ Xa quê với xa nàng một hai/ Đi cho thỏa mãn chí trai/ Tìm đường cứu nước, người tài tầm chương” (Bôn ba tìm đường cứu nước). 

Để rồi sau ba chục năm làm lụng, học tập và hoạt động cách mạng quốc tế, sau khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự kiện ấy được tác giả thể hiện một cách hân hoan: “Hơn ba mươi Xuân rộng bước đường (1911 - 1941)/ Người về Tổ quốc những vấn vương (1941)/ Lãnh đạo cách mạng trực tiếp/ Ôi quý yêu sao, sách sang chương”.

Cấu trúc phần hai tập thơ được tác giả sáng tạo hình thức khác. Đó là những bài thơ riêng lẻ thể hiện từng hình ảnh, lời nói, hành động… tạo nên đạo đức, lối sống, tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh. Phần này phổ biến thơ bốn câu, có thể thất ngôn, có khi lục bát nhưng đều dễ hiểu, dễ đọc như diễn giải: “Tự hoàn thiện mình, luôn nhắc nhở/ Mỗi ngày một giỏi, mỗi tài hoa/ Sức khỏe tăng cao, trí tuệ rộng/ Thật là toàn diện bước đường xa” (Rèn luyện hoàn thiện bản thân). 

Hay ở khía cạnh khác, tác giả cũng nghĩ suy chuyện bản lĩnh tướng quân tại trận: “Tướng tài tự quyết nơi chiến trường/ Chắc thắng! Bền lòng, nặng tình thương/ Phát huy trí tuệ, tính độc lập/ Quyết đoán, kiên trung, chẳng vấn vương” (Giao việc, tin người). 

Trong xây dựng đất nước, tác giả tâm đắc lời chúc Tết và dặn dò của Bác: “Từ thành thị trải dài nông thôn đó/ Kiến quốc giang sơn, xây dựng gấp mười/ Ôi vinh quang, đường ta đi tới/ Hình ảnh Bác Hồ mãi mãi đẹp tươi” (Lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước). 

Cho tới tác phẩm cuối cùng, những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, tác giả Kinh Bắc bộc lộ cảm xúc: “Chắt lọc từng từ minh triết thay/ Điểm từng sự việc tựa ánh ngày/ Sáng bừng chân lý. Ôi trí tuệ/ Di chúc lịch sử xứng tầm tay” (Bản Di chúc lịch sử). 

Cả hình ảnh Bác trong lòng bạn bè quốc tế cũng thể hiện rất rõ trong việc thăm viếng tại lễ tang Người: “Tang Bác, Quốc tế đến viếng nhiều/ Anh em bè bạn khúc phiêu diêu/ Kính cẩn, nghiêm trang và yêu mến/ Vợi buồn dân tộc biết bao nhiêu” (Quốc tế viếng Bác).

Loạt bài thơ mà tác giả thể hiện ở góc độ những điều răn dạy sinh thời của Bác với các ngành, lực lượng như: Điện lực, quân đội, công an, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, thầy thuốc… đều đem lại những xúc cảm chân thực, trân trọng khắc ghi.

Tập thơ “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” còn là nguồn tư liệu quý bởi tác giả dụng công soạn phần chú thích từng lời, từng chữ và hành động, hình ảnh của Bác Hồ sau mỗi câu thơ, bài thơ. Giá trị thiết thực của tập thơ mà tác giả Nguyễn Hữu Kinh Bắc mong đợi ở độc giả chính là khắc ghi, trân trọng, tri ân và nhân lên tình cảm thiêng liêng với Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu.

Cảnh Mạnh

Tuyên truyền, giới thiệu sách chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân”
(BGĐT) - Ngày 3/9, Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức Ngày hội tuyên truyền, giới thiệu sách chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân” và trao giải cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc trong lực lượng Công an nhân dân" năm 2022.
Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết 30 năm hợp tác trực tiếp giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa Ban Quản lý Lăng và Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga.
Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhớ lời Bác, phải khéo dùng cán bộ
(BGĐT) - Không chỉ là nhà tư tưởng lớn, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một thiên tài trong nghệ thuật dùng người, dùng cán bộ. 
Tác phẩm 'Tự phê bình và phê bình' của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cách đây 70 năm, Báo Nhân dân số 45, ra ngày 14/2/1952 có đăng bài viết "Tự phê bình và phê bình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh C.B. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...