Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Táo quân 2023: Tiếng cười nhẹ nhàng

Cập nhật: 09:28 ngày 22/01/2023
Chương trình Táo quân 2023 giảm tính đả kích, tạo tiếng cười nhẹ nhàng khi mô phỏng các sân chơi nhan sắc dưới hạ giới.

Chương trình năm nay bỏ hình thức các Táo lên chầu, tổ chức thi nhan sắc mang tên Táo bạo. Các màn catwalk, hô tên của thí sinh gợi nhớ cuộc thi Miss Grand Vietnam, từng bị khán giả chê làm lố. Ngoài các phần biểu diễn trực tiếp, chương trình lồng ghép video hậu trường, thí sinh giới thiệu bản thân giống các cuộc thi nhan sắc.

{keywords}

Từ trái sang: Táo Y Tế (Vân Dung), Táo Xã hội (Tự Long), Táo Kinh Tế (Quang Thắng), Táo Giao thông (Chí Trung) là bốn gương mặt có nhiều đất diễn nhất chương trình. Ảnh: VFC

Êkíp phản ánh thực tế "bội thực" người đẹp qua cảnh Táo Quy hoạch ngất khi Ngọc hoàng hỏi "Năm vừa rồi, dưới hạ giới có bao nhiêu hoa hậu, á hậu?". Màn diễn mở đầu quy tụ hơn 30 thí sinh, top 5 được vào vòng trong gồm: Táo Y tế Vân Dung, Táo Xã hội Tự Long, Táo Kinh tế Quang Thắng, Táo Năng lượng Thanh Dương, Táo Giao thông Chí Trung.

So với các năm trước, chương trình giảm tính đả kích. Thông qua các vòng thi về tư duy, sáng tạo, dàn Táo và tuyến nhân vật phụ vẫn đề cập đến thói đùn đẩy trong công việc, nạn "con ông cháu cha", đút lót, hiện tượng nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt, nỗ lực đổi mới của ngành giáo dục, hiện tượng người người nhà nhà chơi chứng khoán... một cách nhẹ nhàng.

Bốn Táo Xã hội, Y tế, Kinh tế, Giao thông cùng nhau liên kết, giở thói "ma mới bắt nạt ma cũ", ép Táo Năng lượng rút khỏi top 5. Táo Giao thông dọa tiết lộ Táo Năng lượng không biết chữ vẫn làm giám đốc, gợi nhắc vụ Giám đốc "không biết chữ" điều hành trung tâm đăng kiểm ở TP HCM. 

Trong phần thi giải câu đó, Nam Tào đố các Táo phân biệt khái niệm về đại học và trường đại học, từng khiến dư luận hoang mang cuối năm ngoái. Ở phần thi cuối, các Táo giới thiệu dự án, kêu gọi đầu tư theo mô hình chương trình Shark Tank, qua đó đề cập nhiều vấn nạn như các dự án giao thông treo, tình trạng thiếu, hỏng thiết bị y tế...

Nghệ sĩ Công Lý trở lại chương trình nhưng do sức khỏe yếu, anh không có nhiều thoại. Những năm trước, bộ đôi Nam Tào - Bắc Đẩu do Xuân Bắc - Công Lý đảm nhiệm liên tục "xoay" các Táo, tạo ra nhiều màn tung hứng, phản biện đặc sắc. 

Năm nay, Nam Tào đối chất các Táo về việc lãnh đạo các ngành thường xuyên "đánh tráo khái niệm", nói được mà không làm được, việc phân chia lợi ích nhóm... nhưng chưa đủ sâu cay. Vai Ngọc Hoàng của Quốc Khánh cũng ít đất diễn. Anh không xuất hiện từ đầu đến cuối, chỉ góp mặt trong các phần thi cuối của dàn Táo. Cuối chương trình, nhân vật kết luận: "Các Táo phải có tâm sáng để cùng nhau làm việc, giúp người dân có cuộc sống bình an, hạnh phúc".

Các nghệ sĩ tạo tiếng cười khi cập nhật nhiều từ khóa hot trên mạng như "ố dề", "gian gian díu díu mập mờ" để đưa vào kịch bản. Chương trình ghi điểm ở phần âm nhạc, khi gợi ký ức những mùa trước qua các bài hit, được khán giả yêu thích một thời như Lụt từ ngã tư đường phố, Hoang mang style, Thật bất ngờ...

Trên mạng xã hội, nhiều khán giả chia sẻ lại các đoạn thoại trong chương trình, nhiều nhất là câu: "Phấn đấu đến năm 2030, mỗi gia đình có ít nhất một đến hai hoa hậu", "Tre già măng mọc nhưng măng mọc ở đâu thì mọc, đừng chọc vào ghế bọn anh". Một số người cho biết sẽ xem lại bằng tốt nghiệp của mình là "đại học" hay "trường đại học".

Khán giả đánh giá chương trình không còn thâm thúy, sâu cay như những năm trước nhưng hài hước, dễ xem. Bùi Hằng (31 tuổi, Thanh Hóa) nói: "Tôi và gia đình giữ thói quen xem Táo quân trước giờ đón giao thừa mỗi năm. Tôi hài lòng vì chương trình vui nhộn, nhiều phân đoạn bất ngờ. Cả nhà tôi từ lớn đến bé đều bật cười khi các Táo hát chế bài Bên trên tầng lầu thành bài Làm Thiên Lôi vui phết".

Thu Hòa (42 tuổi, Hà Nội) cho biết thích môtíp kịch bản các Táo lên chầu, báo cáo như các năm trước hơn là tổ chức cuộc thi hoa hậu. "Tôi thích liên khúc các bài hát chế, đặc sản của chương trình nhiều năm, ở phần cuối", Thu Hòa nói.

Một số khán giả cho rằng chương trình chưa thể hiện tầm vóc, thiếu chất phản biện khi bỏ qua nhiều biến động của đời sống kinh tế, xã hội trong năm dịch.

Táo quân - Gặp nhau cuối năm là chương trình hài kịch truyền hình, phát sóng vào Tất niên Âm lịch hàng năm, sản xuất lần đầu năm 2003. Tiết mục mượn điển tích Táo quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm trong suốt một năm. Thông qua đó, chương trình phản ánh, đả kích nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, giáo dục... nổi cộm. Qua 20 năm phát sóng, Táo quân là món ăn tinh thần với nhiều thế hệ khán giả.

Đậm đà hương vị đất trời
(BGĐT) - Trong văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Nùng ở huyện miền núi Lục Ngạn (Bắc Giang) có một món ăn độc đáo, đó là đặc sản xôi ba màu và xôi ngũ sắc. Đây không chỉ đơn thuần là món ăn ngon, đẹp mắt, hấp dẫn mà còn là một trong những vật phẩm chính để người dân dâng cúng tổ tiên vào mỗi dịp lễ Tết hằng năm.
Mong ước ngày xuân
(BGĐT) - Tết năm ngoái, muốn có chút thay đổi, tôi cùng gia đình du xuân miền Trung từ ngày mùng 2 theo con đường thiên lý Bắc - Nam. Đúng là sau bao nhiêu năm chỉ ở Hà Nội những ngày Tết, nay có đi mới thấy những phong tục đón xuân mọi miền.
Thành danh từ “Tiếng hát sông Thương”
(BGĐT) - Được rèn luyện, thử sức từ cuộc thi “Tiếng hát sông Thương”, nhiều giọng ca thêm tự tin và ngày càng thành công trên con đường nghệ thuật. Với nhiều quán quân của cuộc thi, những ngày ở Bắc Giang đã để lại kỷ niệm khó quên.
Theo Vnexpress.net
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...