Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nét đặc trưng cỗ Tết ba miền

Cập nhật: 17:00 ngày 21/01/2023
Cỗ Tết miền Bắc cầu kỳ, đủ đầy sắc - hương và vị; cỗ miền Trung mang tính lưu trữ, mặn mòi; miền Nam lại phóng khoáng, trù phú.

Cỗ Tết miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội luôn được các bà, các mẹ chăm chút, chuẩn bị trước cả tháng trời. Bởi ngày xưa, mỗi gia đình thường có ba bốn thế hệ sống chung, con cháu đông đúc nên cỗ Tết luôn đầy đặn, tươm tất và bày biện đẹp mắt, có khi lên tới 12 - 15 món.

{keywords}

Mâm cỗ Tết miền Bắc đa dạng, nhiều màu sắc.

Cỗ Tết miền Bắc xưa thường 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Nhà nào khá giả hơn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài.

Ngày nay với nhịp sống bận rộn nhưng vào bữa cơm tất niên và ba ngày Tết, các món truyền thống vẫn được lưu giữ. Mỗi món ăn luôn được trang trí bắt mắt và tổng thể hài hòa, nhiều màu sắc: Thịt gà vàng ươm điểm xuyết lá chanh thái chỉ, xôi gấc đỏ tựa son, thịt đông trong veo như thạch, canh bóng hài hòa, nộm su hào hoặc đu đủ khô ráo, dưa góp giòn ngon đủ vị.

Vì Tết Bắc thường lạnh nên các món làm sẵn như giò, chả, thịt đông được đưa ra dùng trước, còn các món canh thì đưa ra sau dùng nóng, rắc thêm chút gia vị tiêu, ớt, gừng cho ấm bụng.

2. Cỗ Tết miền Trung mang tính lưu trữ, mặn mòi

{keywords}

Bò kho mật mía xứ Nghệ để dự trữ ăn Tết.

Cỗ Tết miền Trung cũng có nhiều món ăn tương đồng miền Bắc như: Bánh chưng, gà luộc, canh măng. Tuy nhiên, do thiên nhiên nên người dân nơi đây vốn dĩ luôn chắt chiu nên làm nhiều món ăn mặn, có tính lưu trữ như: bò kho mật mía (Nghệ An), thịt heo ngâm mắm, thịt hon, tré (Huế)...

{keywords}

Chả phượng- món tiến vua ngày Tết xứ Huế.

Với cỗ Tết Huế thì giao thoa các vùng miền, lại mang dấu ấn cung đình xưa nên luôn sang trọng, kiểu cách. Mâm cỗ tất niên nơi đây thường tối thiểu 7 món (bánh tét, canh hầm, thịt luộc tôm chua, tôm thịt rim, cá chiên, món xào, dưa món) và thêm gà luộc, chả ram, nem chua, gỏi, xôi chè. Còn yến tiệc cung đình thì đủ sơn hào hải vị, đặc biệt là có nem công, chả phượng - thuộc hàng bát trân (8 món quý hiếm).

3. Cỗ Tết miền Nam trù phú, phóng khoáng

{keywords}

Thịt kho hột vịt là món ăn phổ biến khi đón Tết của người miền Nam.

Do thiên nhiên ưu đãi, sản vật phong phú và có sự giao thoa nhiều luồng văn hóa nên cỗ Tết miền Nam luôn đa dạng, đủ đầy, ít bị gò bó về hình thức. Bánh tét nơi đây đa dạng các loại nhân như nhân đậu xanh, nhân chuối, nhân trứng muối... Món thịt kho nước dừa cũng tùy vào mỗi gia đình mà thêm trứng vịt, trứng muối, trứng cút. Thịt được cắt vuông to bản, trứng tròn tượng trưng cho đất trời tròn vuông, mong năm mới tròn vẹn, đủ đầy.

{keywords}

Canh khổ qua trong mâm cỗ Tết của người miền Nam mang hy vọng những khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi để năm mới sẽ gặp nhiều may mắn hơn.

Canh khổ qua dồn thịt hoặc cá thác lác được ưu ái với ước nguyện vượt qua những muộn phiền năm cũ, đón năm mới an lành. Ngoài ra, còn có nhiều món gỏi để chống ngán như gỏi ngó sen, gỏi gà rau răm, tôm khô củ kiệu...

Lễ hội đền Đông Cuông trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ngày Tết, uống rượu, bia bao nhiêu là đủ?
Ngày Tết, nhiều người thường tham gia các tiệc nhậu, việc sử dụng rượu bia là khó tránh khỏi. Vậy nên uống với lượng bao nhiêu là đủ, tránh ảnh hưởng sức khỏe?
5 sai lầm ăn uống cần tránh dịp Tết
Ăn uống vô độ, bỏ bữa, tiêu thụ thực phẩm tái sống, hoặc ăn quá nhiều hạt bí, hướng dương, hạt điều, lạc là những sai lầm ăn uống có thể gây hại sức khỏe dịp Tết.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...