Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lễ hội vật cầu nước làng Vân được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cập nhật: 08:44 ngày 14/01/2022
(BGĐT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội vật cầu nước làng Vân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhân dịp này, Báo Bắc Giang giới thiệu một số hình ảnh đặc sắc về lễ hội truyền thống văn hóa lâu đời nơi đây.

Ngày 26 /5 (tức 12 tháng Tư âm lịch) diễn ra lễ khai mạc hội vật cầu nước thôn Yên Viên (còn gọi là làng Vân) xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội diễn ra trong ba ngày (từ 26 đến 28/5). Lễ hội là nét đặc trưng của văn hóa lúa nước, thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây được xem là lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, thu hút nhiều du khách.

{keywords}

Khi chủ tế vừa gieo cầu xuống sân, cũng là lúc trai hai giáp trong bộ dạng cởi trần đóng khố nhảy ào vào tranh cướp cầu giữa bùn đất lấm lem, ai cũng quyết giành vận may. Cứ như vậy họ tranh tài quyết liệt trong ba ngày, mỗi ngày "đánh" 1 trận, mỗi trận hai giờ đồng hồ.

Luật chơi của hội vật cầu nước được tổ chức như sau: 16 thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quân cầu được chia làm hai giáp (mỗi giáp tám người), gọi là giáp trên và giáp dưới. Hội vật cầu nước được tổ chức trên sân có diện tích khoảng 200m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp. Ngày 12 đánh hai cầu (tỷ số hòa), ngày 13 đánh ba cầu (tỷ số 2-1) và ngày 14 đánh bốn cầu (tỷ số hòa).

{keywords}

Các quân cầu lần lượt thực hiện các nghi thức tế Đức Thánh Tam Giang, mỗi người uống ba lưng bát rượu, ăn dưa hấu và xuống sân ra mắt khán giả.

Tục truyền rằng, khi xưa có bốn anh em Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy đi theo Triệu Quang Phục đánh đuổi giặc Lương. Khi đánh thắng quân Lương trở về đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá. Hai bên xung trận, bọn quỷ ra điều kiện nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn; còn nếu thua, chúng sẽ quy phục theo hầu nhà thánh. Cuối cùng bọn quỷ đen thua trận, phải quy phục đức thánh Tam Giang ở đây. Chính vì vậy, dân làng Vân mở hội vật cầu (còn gọi là hội Khánh Hạ) vào ngày hóa của đức thánh, với ý nghĩa hội mừng chiến thắng.

Một số hình ảnh của lễ hội: 

{keywords}

Múa lân trước khi diễn ra trận đấu vật cầu.

{keywords}

Các quân cầu làm lễ trước đền thờ Đức thánh Tam Giang. 

{keywords}

Các quân cầu uống rượu trận trước khi thi đấu.

{keywords}

Làm lễ trước khi diễn ra lễ hội.

{keywords}

Người cầm trịch trận đấu.

{keywords}

Quả cầu được đưa ra vị trí thi đấu.

{keywords}

Se đài trước trận vật cầu nước. 

{keywords}

Quả cầu trong hội vật làm bằng gỗ lim nặng 20kg được lưu truyền trong đình làng từ đời này qua đời khác. Theo tâm linh, mỗi lần cầu được đẩy xuống hố tượng trưng cho đất trời hòa hợp, mưa thuận gió hòa giúp mùa màng bội thu.

{keywords}

Thi đấu quyết liệt để giành vận may.

{keywords}

Nói về sự độc đáo của lễ hội, các cụ đời trước "họa" rằng: "Khánh hạ làng Vân hội vật cầu/ Khắp vùng Kinh Bắc chẳng có đâu/ Quan quân gắng sức giành cho được/ Sân chơi bùn nước họa một màu".

{keywords}

Tranh đấu quyết liệt.

{keywords}

Thời tiết những ngày lễ hội oi bức nhưng không khí các trận cầu vẫn rất quyết liệt.

{keywords}

Mặc dù quyết liệt là vậy nhưng để đúng nghĩa đây là trò chơi mang tính cầu mùa, cầu hòa thuận nên ban tổ chức đã quán triệt các "quân cầu" không được xích mích, va chạm thái quá.

{keywords}

Các cụ cao niên ở làng Vân kể, vật cầu nước có từ lâu đời nhưng một thời gian dài trước đây bị gián đoạn do chiến tranh. Sau ngày thống nhất đất nước, trò chơi này được khôi phục nhưng "kim nhật kim thì", không thường xuyên. Từ năm 2002 đến nay, chiếu theo lệ làng, cứ 4 năm địa phương tổ chức vật cầu một lần.

{keywords}

Sân bùn trơn trượt khiến việc giành cầu rất khó khăn.

{keywords}

Trận đấu nhìn từ trên cao. 

{keywords}

Chiến thắng.

{keywords}

Du khách nước ngoài cũng có mặt tại lễ hội.


PV (tổng hợp)
Về làng Vân xem hội vật cầu
Ngày 26 -5 (từ 12 tháng Tư âm lịch) diễn ra lễ khiai mạc hội cầu nước thôn Yên Viên (còn gọi là làng Vân) xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (từ 26 đến 28-5) đây là nét đặc trưng của văn hóa lúa nước, thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây được xem là lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, thu hút nhiều du khách. 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...