Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Công dân số

Cập nhật: 08:47 ngày 24/10/2022
(BGĐT) - Bắt đầu từ ngày 20/10, người dân có thể dùng thông tin định danh điện tử để chứng minh nhân thân thay cho thẻ căn cước công dân gắn chíp bản cứng. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết để từng bước hình thành công dân số, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Vậy công dân số là ai? Theo Cẩm nang Chuyển đổi số (Bộ Thông tin và Truyền thông), có 9 yếu tố cấu thành công dân số. Đó là khả năng truy cập các nguồn thông tin số, giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. 

Như vậy, việc sử dụng thông tin định danh điện tử là một trong những điều kiện cần thiết để hình thành “công dân điện tử”.

Theo quy định, người từ đủ 14 tuổi trở lên (nếu chưa đủ tuổi có thể đăng ký theo tài khoản của cha, mẹ hoặc người giám hộ) được cấp tài khoản định danh điện tử. Danh tính điện tử hay còn gọi là “căn cước công dân điện tử” bao gồm những thông tin cá nhân (mã số định danh), họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính và thông tin sinh trắc học (ảnh chân dung, vân tay).

Từ nay, công dân có thể thực hiện một số giao dịch trên môi trường điện tử, bảo đảm chính xác, nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả thay cho phương pháp truyền thống (giấy tờ tùy thân, gặp mặt trực tiếp,…). 

Cùng đó là cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thông qua quét mã QR code… bảo đảm nhanh, thuận tiện, bảo mật và tin cậy. Kể từ khi “căn cước công dân điện tử” được áp dụng, người dân khi cần đến căn cước công dân, “chỉ mở trên mạng và trình cho cơ quan chức năng là xong”.

Thời gian qua, Bắc Giang đã và đang tập trung cao cho chuyển đổi số bằng nhiều giải pháp quan trọng trên 3 lĩnh vực chính, đó là: Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. 

Để các trục chuyển đổi số này từng bước hoàn thiện và thành công thì một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm là thực hiện số hóa các dịch vụ hành chính công để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Đồng thời nâng cao trình độ, nhận thức và kỹ năng cho người dân, chuyển từ “công dân truyền thống” giao dịch trực tiếp sang “công dân điện tử”, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch hành chính công trực tuyến.

Bắc Giang được đánh giá là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước về chuyển đổi số. Tuy nhiên, một trong những rào cản đối với chính quyền điện tử là một bộ phận người dân chưa thực sự hiểu và “mặn mà” ứng dụng công nghệ thông tin để được giải quyết thủ tục hành chính. 

Nguyên nhân một phần do điều kiện khó khăn, ít tiếp cận với Internet và thiếu kỹ năng thao tác trên các thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính. Ngoài ra, nhiều trường hợp chưa thực sự hiểu rõ lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Thậm chí đến thời điểm này vẫn còn nhiều người chưa đăng ký tài khoản định danh, chưa làm căn cước công dân gắn chíp…

Việc dùng thông tin định danh điện tử để chứng minh nhân thân thay cho thẻ căn cước công dân sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành công dân số. Vì vậy, cùng với việc tập trung nguồn lực cho chuyển đổi số cần đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số, hỗ trợ để người dân tích cực tham gia giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền điện tử.

Bảo Khánh

Từ 20/10, được dùng tài khoản định danh điện tử thay căn cước công dân
Căn cước công dân (CCCD) điện tử bảo mật cao, tích hợp nhiều thông tin, do vậy người dân có thể xuất trình CCCD điện tử thông qua ứng dụng VNeID thay thế nhiều loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục.
Cao điểm cấp căn cước công dân, mã định danh điện tử ở Yên Thế: Tạo thuận lợi nhất cho người dân
(BGĐT) - Là huyện miền núi, địa bàn rộng, dân số đông, nhiều lao động làm ăn xa nhà, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã tập trung tối đa lực lượng tham gia thu thập thông tin cấp căn cước công dân (CCCD) và mã định danh điện tử (ĐDĐT), quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra. 
Hội nghị trực tuyến thúc đẩy thực hiện Đề án về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh
(BGĐT) - Chiều 29/9, tại TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), Chính phủ tổ chức hội nghị về thúc đẩy thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06). Hội nghị được kết nối với 47 điểm cầu trên cả nước. 
Chính phủ ban hành quy định về định danh và xác thực điện tử
Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Cấp và xác thực định danh điện tử ở Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp, bảo đảm tiến độ
(BGĐT) - Nhằm khai thác tối đa các tiện ích, đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06). Sau một thời gian triển khai, dù đạt được những kết quả tích cực song tiến độ thực hiện của tỉnh Bắc Giang còn chậm.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...