Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Để có được một thương hiệu nông sản

Cập nhật: 10:13 ngày 25/06/2022
(BGĐT) - Báo VnExpress vừa có bài giật tít “Vải thiều niềm tự hào của Việt Nam”, trong đó trích dẫn lời một nhà báo nước ngoài:"Vải thiều vừa đẹp vừa ngon, vừa với khẩu vị mọi người, không chỉ góp phần vào xuất khẩu mà còn tăng cường hình ảnh Việt Nam với quốc tế".

Người trồng vải nói riêng và người dân Bắc Giang hẳn sẽ rất vui trước thông tin này bởi Bắc Giang là địa phương được mệnh danh là “thủ phủ” vải thiều của cả nước.

Việt Nam có hai vùng vải thiều nổi tiếng là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương). Được biết, những cây vải thiều đầu tiên tại Bắc Giang được người quê Hải Dương đi khai hoang vùng kinh tế mới mang lên trồng ở huyện Lục Ngạn cách đây chừng ba chục năm.

Từ đó đến nay, bất chấp những thăng trầm, diện tích cây vải thiều của Bắc Giang lên tới gần 30.000 ha, hơn một nửa diện tích này ở Lục Ngạn. Sản lượng vải thiều của Lục Ngạn hiện đã cao hơn rất nhiều so với Thanh Hà nên Lục Ngạn đã “soán ngôi” trở thành “thủ phủ” vải thiều của Việt Nam.

Khi “cây vải như cây vàng” nhiều người đưa vải thiều trồng vào chân đất cấy lúa, vén rừng trồng vải, không chỉ Lục Ngạn, các huyện miền núi của Bắc Giang là Sơn Động, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế cũng ồ ạt trồng vải.

Diện tích, sản lượng tăng trong khi tiêu thụ chủ yếu thị trường trong nước, xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc và một ít chế biến nên cũng như một số nông sản khác chuyện “được mùa rớt giá” không tránh khỏi.

Được khẳng định là cây trồng chủ lực của Bắc Giang nhưng vải thiều cũng từng rơi vào điệp khúc "trồng – chặt”, các địa phương “ăn theo” Lục Ngạn đã thu hẹp diện tích, trừ vùng vải thiều sớm xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên), sản lượng hơn chục nghìn tấn mỗi năm. Ngay tại Lục Ngạn nhiều diện tích vải thiều đã được thay bằng cam, bưởi, táo, ổi…

Dù diện tích thu hẹp nhưng những năm gần đây, vải thiều liên tục được mùa và sản lượng tăng. Năng suất, sản lượng tăng, ngoài yếu tố “thiên thời, địa lợi” phải kể đến trình độ canh tác vải thiều của nhiều nông dân Bắc Giang đã được nâng lên rất nhiều, trở thành nghệ nhân.

Vải thiều Bắc Giang đang vào mùa, ước sản lượng khoảng 200 nghìn tấn, nếu giá bán tương đương năm trước thì ước thu về khoảng 7.000 tỷ đồng (gồm cả các dịch vụ phụ trợ). Trong đó thị trường xuất khẩu ở hơn 30 nước, tiêu thụ 35% sản lượng, chủ yếu là Trung Quốc. Tại thị trường nội địa, một sản lượng lớn đã tiêu thụ qua kênh bán lẻ hiện đại.

Có được kết quả này rõ ràng từ nhà quản lý, doanh nghiệp, thương nhân, người tiêu dùng và báo chí truyền thông đã rất “yêu” vải thiều. Có lẽ vải thiều là một điển hình của “nâng niu nông sản Việt”.

Có được thương hiệu vải thiều như vậy trước hết nó là một thứ đặc sản, ngọt lịm, “quả tiến Vua” ngày xưa. Mặc dù diện tích thu hẹp nhưng nhiều năm qua vải thiều Bắc Giang liên tục được mùa, sản lượng tăng mạnh và chất lượng nâng lên.

Để phát triển vải thiều bền vững các chuyên gia đã hiến kế, nhà quản lý đã định liệu đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, là liên kết “bốn nhà”, là chuyển đổi số trong nông nghiệp, là nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển thương mại điện tử… Làm tốt những điều này thì càng củng cố thương hiệu vải thiều, để nó tiếp tục xứng đáng là câu chuyện truyền cảm hứng cho những ai quan tâm đến bài toán đầu ra cho nông sản Việt.

Trần Anh

Vải thiều Bắc Giang thu hút khách hàng Thái Lan
(BGĐT) - Hiện nay, 1,5 tấn vải thiều Lục Ngạn đã được Tập đoàn Vina T&T Group (TP Hồ Chí Minh) đưa vào hệ thống Central World , Central Chidlom thuộc Central Group tại Thái Lan.
Vải thiều Lục Ngạn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu các thị trường
(BGĐT) - Đến nay, vải thiều Lục Ngạn bước vào chính vụ. Cơ quan chuyên môn đã lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả vải tươi, kết quả cho thấy đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Góp sức tiêu thụ vải thiều Bắc Giang
(BGĐT) - Từ đầu vụ thu hoạch vải thiều đến nay, không khí sản xuất tại Nhà máy Chế biến rau quả xuất khẩu Mường Khương - Lào Cai (Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu) diễn ra nhộn nhịp, khẩn trương. Trong 10 ngày trở lại đây, Nhà máy đã thu mua 60 tấn quả tươi để chế biến.
Xây dựng vải thiều thành sản phẩm quốc gia
(BGĐT) - Từ lâu, vải thiều Bắc Giang đã trở thành sản phẩm nức tiếng cả nước. Tuy vậy, để đặc sản này nâng tầm thành sản phẩm quốc gia cần có sự chung tay của các cấp chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là người trồng vải.
Mỗi ngày có hơn 80 xe vải thiều Bắc Giang thông quan sang Trung Quốc
(BGĐT)- Vải thiều chính vụ của Bắc Giang bắt đầu cho thu hoạch. Hiện toàn tỉnh tiêu thụ hơn 1,4 nghìn tấn vải chính vụ mỗi ngày. Việc tiêu thụ diễn ra khá thuận lợi.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...