Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

IMF tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên mức 2,9%

Cập nhật: 15:23 ngày 31/01/2023
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023, vẫn cao hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022 là 2,7%.
{keywords}

Biểu tượng IMF tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Ngày 31/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh theo hướng tăng nhẹ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do nhu cầu "phục hồi đáng ngạc nhiên" tại Mỹ và châu Âu, chi phí năng lượng giảm và nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19.

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023.

Tuy nhiên, mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới nhất này đã cao hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022 là 2,7% với cảnh báo thế giới có nguy cơ dễ rơi vào suy thoái.

IMF cho biết thêm kinh tế thế giới năm 2024 có thể sẽ tăng tốc nhẹ lên 3,1% nhưng vẫn thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái do tác động toàn diện của việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh hơn làm chậm nhu cầu.

Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng rủi ro suy thoái đã giảm bớt và các ngân hàng trung ương đang đạt được tiến bộ trong việc kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, các thể chế này vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để kiềm chế giá cả, giảm thiểu tác động của nguy cơ gián đoạn mới có thể xảy ra do xung đột tại Ukraine và ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc.

Trong dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023, IMF cho rằng mức tăng trưởng GDP của Mỹ có thể đạt 1,4%, tăng từ mức dự báo 1,0% được đưa ra hồi tháng 10/2022. Năm ngoái, tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 2,0%.

Theo IMF, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng đạt tăng trưởng tương tự, với mức tăng trưởng năm 2023 được dự báo là 0,7%, so với mức dự báo 0,5% hồi tháng 10 năm ngoái.

Năm 2022, kinh tế Eurozone tăng trưởng 3,5%. IMF cho rằng châu Âu đã thích nghi với chi phí năng lượng cao nhanh hơn so với dự kiến và việc giảm giá năng lượng đã giúp ích cho khu vực này.

Anh là nền kinh tế phát triển lớn duy nhất mà IMF dự đoán sẽ suy thoái trong năm nay, với GDP giảm 0,6% do các hộ gia đình phải vật lộn với chi phí sinh hoạt gia tăng.

Đối với Trung Quốc, IMF đã điều chỉnh mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2023, theo đó GDP Trung Quốc sẽ tăng từ mức dự báo 4,4% hồi tháng 10 năm ngoái lên lên 5,2% sau khi đại dịch Covid -19 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của nước này xuống 3,0% - lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở dưới mức trung bình toàn cầu trong hơn 40 năm.

Tuy nhiên, theo IMF, trong năm 2024, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống 4,5% trước khi ổn định ở mức dưới 4% trong trung hạn trong bối cảnh hoạt động kinh doanh suy giảm và quá trình cải cách cơ cấu chậm lại.

IMF cho biết thêm triển vọng kinh tế Ấn Độ vẫn mạnh mẽ, với các dự báo không thay đổi về mức tăng trưởng năm 2023 giảm xuống 6,1%, nhưng sẽ phục hồi lên mức 6,8% vào năm 2024, tương tự như năm 2022.

Chuyên gia Gourinchas cho rằng 2 nền kinh tế lớn của châu Á này sẽ đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.

Tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15%
Trên cơ sở kết quả đạt được của tín dụng năm 2022 với khoảng 14,17%, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15%, nhưng vẫn có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế.
Khai thác, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ: “Đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế
(BGĐT) - Mặc dù là tỉnh nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, điều kiện còn nhiều khó khăn song với sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của tỉnh, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có bước tiến đáng kể, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển. 
Năm 2022, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3%
Ngày 17/1, Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố số liệu cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước đạt 121.020,7 tỷ nhân dân tệ, tăng 3% so năm 2021.
WEF 2023: Phần lớn các doanh nghiệp giảm niềm tin về triển vọng tăng trưởng toàn cầu
Kết quả khảo sát do công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố ngày 16/1 cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp về triển vọng tăng trưởng đã giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 do lạm phát gia tăng, biến động kinh tế vĩ mô và xung đột địa chính trị. 
Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...