Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam "đi sau nhưng về trước" trong tiêm chủng vắc xin Covid-19

Cập nhật: 14:56 ngày 16/12/2022
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đi sau nhưng về trước trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên trên tổng dân số tại Việt Nam cao gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới. Tỷ lệ tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Italia.
{keywords}

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại lễ tổng kết.

Sáng 16/12, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức lễ tổng kết chiến dịch “Hành trình an toàn”, nhìn lại chặng đường lan tỏa thông điệp, cung cấp thông tin chính xác về phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 an toàn đến mọi người dân.

Năm 2022, sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, người dân Việt Nam đã bắt đầu trở lại với cuộc sống bình thường mới. Song, Covid-19 và việc xuất hiện các biến thể mới vẫn gây ra những thách thức lớn đối với mọi mặt của đời sống xã hội.

Trong bối cảnh đó, chiến dịch “Hành trình an toàn” đã được UNICEF phối hợp cùng Bộ Y tế và WHO phát động vào ngày 7 tháng 3 năm 2022 nhằm nhấn mạnh và củng cố tầm quan trọng của việc tất cả mọi người cùng tuân thủ, thực hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm tiêm vắc xin phòng bệnh. Nhờ chiến dịch này, Việt Nam hiện đã trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cao trên thế giới.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%. Ngoài ra, có hơn 80% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm nhắc lại mũi 3, gần 90% nhóm người có nguy cơ cao từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 4. Riêng nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đã có hơn 90% được tiêm mũi 1 và gần 70% được tiêm mũi 2 an toàn, đúng lịch.

{keywords}

Các đại biểu tham dự và chia sẻ những quan điểm về chiến dịch truyền thông “Hành trình an toàn”.

WHO đánh giá, Việt Nam có chiến lược sử dụng vắc xin phù hợp, hiệu quả với cam kết thực hiện của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân, là quốc gia đi sau nhưng về trước trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Việt Nam cũng là một trong những nước triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 với quy mô rộng rãi, nhiều đối tượng, nhiều mũi tiêm, sử dụng đa dạng các loại vắc xin; đồng thời là quốc gia có số liều vắc xin sử dụng, tỷ lệ bao phủ vắc xin cao và tốc độ tiêm chủng nhanh so với các nước trên thế giới. Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên trên tổng dân số cao gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới. Tỷ lệ tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Italia.

Phát biểu tại lễ tổng kết, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, Việt Nam đã trải qua những thời điểm khó khăn trong việc đối mặt với đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp với tốc độ lây lan nhanh, khó lường, khó dự báo.

Trước diễn biến phức tạp của dịch, Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch. Một trong những ưu tiên là có vắc xin phòng Covid-19 sớm và thực hiện bao phủ tiêm chủng cho mọi người dân trong độ tuổi thích hợp, kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

“Trong hơn 1,5 năm qua, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, sự đồng lòng, chia sẻ, ủng hộ và tích cực tham gia của người dân trong cả nước và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNICEF, WHO trong việc cung ứng vắc xin phòng Covid-19 kịp thời. Đặc biệt, chiến dịch “Hành trình an toàn” diễn ra trong hơn 9 tháng qua là một trong những chiến dịch truyền thông hiệu quả, góp phần vào thành công chung của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại nước ta”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho rằng, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay tại nước ta. Trong thời gian đầu khi triển khai, chiến dịch cũng gặp rất nhiều khó khăn do người dân còn e ngại và chưa có những hiểu biết cần thiết về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, nhờ chiến dịch “Hành trình an toàn”, truyền thông sâu rộng về lợi ích và tính an toàn của vắc xin phòng Covid-19, người dân đã thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết khi tiêm vắc xin. Kết quả cho thấy, đây là chiến dịch tiêm chủng thành công, đạt độ bao phủ cao, giúp Việt Nam đẩy lùi được đại dịch.

Quỹ bảo hiểm y tế chi trả hơn 657 tỷ đồng cho các bệnh kèm theo của người mắc Covid-19
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, từ năm 2020, Bộ Y tế đã hướng dẫn nguồn chi trả chi phí khám, chữa bệnh đối với người mắc Covid-19. Song rất ít cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện bóc tách chi phí khám, chữa bệnh của người mắc Covid-19 để đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán. Nguyên nhân là do cùng một xét nghiệm cận lâm sàng hoặc một loại thuốc có thể được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị cho cả bệnh Covid-19 và các bệnh khác.

Trung Quốc ngừng hoạt động của ứng dụng truy vết Covid-19
Giới chức Trung Quốc, ngày 12/12, thông báo sẽ cho ngừng hoạt động ứng dụng “Thẻ hành trình” từ 12 giờ ngày 13/12. Đây là ứng dụng để theo dõi nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh Covid-19 được triển khai từ năm 2020. Qua đó, chính quyền và người dân có thể theo dõi việc đã từng đến khu vực có nguy cơ cao hay chưa dựa trên tín hiệu điện thoại.
Trung Quốc: Nới lỏng quy định xét nghiệm Covid-19 tại nhiều thành phố
Ngày 3/12, nhà chức trách một số thành phố của Trung Quốc công bố nới lỏng các quy định về xét nghiệm Covid-19, trong đó có thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thâm Quyến. 
Theo Hà Nội Mới
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...