Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nguyên nhân làm trầm trọng hơn bệnh về hô hấp

Cập nhật: 15:20 ngày 15/07/2022
(BGĐT) - Hút thuốc lá ảnh hưởng đến phổi và chức năng phổi như: Tổn thương phổi, làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ, giảm chức năng phổi. Hút thuốc lá còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp như: Ho mạn tính, khò khè, có đờm, khó thở.

Người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc, khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị tê liệt, thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy, do vậy, thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. 

{keywords}

Ảnh minh họa.

Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm các chất độc hại, bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. 

So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm người hút thuốc cao hơn từ 3 đến 5 lần. So với người không hút thuốc, người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc chứng thở khò khè cao gấp 2 lần và mắc chứng ho mạn tính và có đờm gấp 11,5 lần. 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là người nghiện thuốc lá.

Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân thở khò khè, ho hoặc khó thở.

Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá hủy các đường dẫn khí nhỏ. Tỷ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc tăng gấp hơn 2 lần so với những người không hút thuốc.

Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc. Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn tử vong nhiều hơn. 

Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc ngày có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ, con...). Những người hút thuốc cũng hay bị cúm. Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, tỷ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.

Tùng Lâm

Thêm tài liệu truyền thông phòng ngừa thuốc lá cho học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định phê duyệt tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông. Cán bộ, giáo viên, học sinh tham khảo tài liệu này tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, địa chỉ https://moet.gov.vn.
Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Từ bỏ thuốc lá vì một gia đình khỏe mạnh
(BGĐT) - Hút thuốc lá là thói quen có thể từ bỏ. Việc cai thuốc lá phải thực hiện một cách kiên trì, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua khó khăn ban đầu, vì một gia đình khỏe mạnh, xã hội văn minh không khói thuốc.
Phụ nữ nói không với thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ sinh sản
(BGĐT) - Khói thuốc gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ sinh sản ở phụ nữ và nam giới. Với phụ nữ, hút thuốc lá có thể dẫn đến vô sinh, sinh non, ung thư cổ tử cung và các bệnh lý liên quan đến chức năng sinh sản. 
Hỗ trợ người thân cai thuốc lá
(BGĐT) - Vứt điếu thuốc đi nói rằng bỏ thuốc thì thật đơn giản. Sự thực thì bỏ được thuốc lá sau thời gian dài hút thuốc không dễ dàng chút nào. Vì vậy, nếu bạn có người thân nghiện thuốc lá, hãy cố gắng hỗ trợ họ từ bỏ thuốc.
Tránh xa thuốc lá để phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BGĐT) - Phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh đường hô hấp nếu kéo dài có thể gây những biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay là thuốc lá. Các chuyên gia về hô hấp cảnh báo tỷ lệ người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...