Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ai lên Lục Ngạn cùng tôi

Cập nhật: 09:17 ngày 09/07/2022
(BGĐT)- Sau hơn hai năm bị ngăn cách bởi đại dịch Covid - 19, giữa mùa hè này, tôi mới trở về Bắc Giang. Trên đường đi, cảm giác bâng khuâng dâng đầy trong tôi. 

Trên chiếc ô tô ít khách, tôi buột miệng nói với người bạn đồng hành là nhà văn Đỗ Ngọc Yên đang ngồi bên cạnh: “Cứ xao xuyến như đang đến quê vợ anh ạ”. Anh Yên cười: “Tạng chú coi vợ như trời, có mà dám…”. 

Đúng vậy, tôi vẫn chưa bén được chút “duyên” nào với vùng đất nhấp nhô đồi núi, nhấp nhô bóng người có sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương chảy qua, lơ thơ, trong đục rồi mặc định nên lưu vực quan họ nổi tiếng níu náu, huê tình để ai chỉ một lần soi vào đấy sẽ đắm đuối không dứt cuộc chơi. 

{keywords}

Mùa vải chín ở Lục Ngạn. Ảnh: Danh Lam

Chơi quan họ như người Kinh Bắc thường dặn. Nói thế cũng chỉ để thổ lộ rằng mình yêu mảnh đất này không ít. Tình yêu ấy bắt đầu từ mối quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp báo Bắc Giang.

Mùa vải chín. Chúng tôi chọn Lục Ngạn là điểm đến cho cuộc điền dã với nhiều háo hức, ngóng trông. Tôi đã từng đến Lục Ngạn một số lần và cũng đã có bài viết khá kỹ về nơi được gọi là “thủ phủ” cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang. Thật kỳ diệu, nhiều loại cây ăn quả nức tiếng thiên hạ từ nơi khác về “nhập cư” ở đây bỗng nhiên ngon hơn như vải thiều Thanh Hà, cam Vinh… chẳng hạn. Tôi từng ví von, Lục Ngạn là “hợp chủng quốc” của nhiều loài cây ăn trái ở Việt Nam.

Mối quan tâm nhất của chúng tôi trong chuyến đi này là muốn tận mắt thấy được cấp ủy, chính quyền và người dân huyện miền núi nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang đã làm gì để phát triển du lịch (?) Lý do, Lục Ngạn là huyện rất rộng, diện tích tự nhiên hơn 101 nghìn ha - rộng nhất tỉnh Bắc Giang và nếu đem so sánh thì diện tích tỉnh Bắc Ninh láng giềng cũng chưa bằng. Nước Singapore giàu có cũng chỉ rộng bằng huyện Lục Ngạn thôi. 

Đây cũng là nơi có tiềm năng dồi dào để chọn du lịch làm mũi nhọn phát triển kinh tế bởi có địa hình đa dạng; đồi núi thấp xen kẽ núi cao và nhiều hồ suối đẹp như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, suối Cặm, suối Tà Cang... Cộng với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, khí hậu ôn hòa thuận lợi cho việc tạo nên những vùng cây ăn quả trù phú, yên lành. Chưa hết, Lục Ngạn hội tụ những bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Dao, Hoa và người Kinh… 

{keywords}

Du khách tham quan vườn vải thiều ở thôn Muối, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn). Ảnh: Danh Lam.

Nhắc đến Lục Ngạn là nhắc đến những điệu hát sloong hao, hát sli, hát then, hát lượn. Đây là những làn điệu dân ca nổi tiếng của đồng bào dân tộc ít người ở phía Bắc, Đông Bắc nước ta. Lục Ngạn còn có chùa Am Vãi, đền Hả là những địa danh tâm linh thu hút du khách về chiêm bái, hướng vọng xa xưa, cầu mong sự bình an, tốt lành. 

Ẩm thực là khâu không thể thiếu trong hành trình du lịch; điều này thì Lục Ngạn chắc chắn không kém tự tin với những món ăn mang đậm phong cách, hương vị, sắc màu vùng núi phía Bắc như lợn quay, xôi trứng kiến, xôi ba màu, bánh vắt vai, thịt gà trống thiến hay cá hồ Cấm Sơn. Thế đấy, sẽ có nhiều gói du lịch hay, đẹp để du khách lựa chọn khi đến với Lục Ngạn.

Do thời gian không nhiều nên trong chuyến đi này chúng tôi chỉ chọn xã Quý Sơn để tham quan trong mùa vải chín. Thực ra, các vườn đồi ở Lục Ngạn có thể hấp dẫn du khách trong suốt bốn mùa bởi vẻ đẹp bình dị, thân thiện của nó. Này nhé, mùa xuân đến đây ta sẽ lâng lâng, mơ mộng với những chùm hoa vải thiều, hoa mơ, hoa mận thấp thoáng gần xa. 

Khi con tu hú gọi bầy, vải thiều vào mùa chín quả, từng chùm đỏ thẫm như những ngọn đèn ai thắp lên lấp ló trong đám lá xanh. Giữa đông, trên những sườn đồi nghiêng nghiêng, cam bưởi lúc lỉu quả chờ mong Tết đến. Mỗi mùa, cây trái vùng đồi Lục Ngạn mang những vẻ đẹp riêng mà du khách có thể đến đó thong thả dạo bước trong yên tĩnh, hay chụp cho mình những bức ảnh đẹp. Hoa trái vườn đồi sẽ cho ta cái nhìn thân thiện về cuộc sống.

{keywords}

Trải nghiệm chèo thuyền trên hồ Cấm Sơn.

Ông Trần Văn Bản, Chủ tịch UBND xã Quý Sơn tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã. Với gương mặt và giọng nói đầy chất nhà nông, ông Bản cho biết, diện tích trồng cây ăn quả của xã Quý Sơn là 2.800 ha; trong đó vải thiều 2.100 ha. Như vậy vải thiều đã trở thành thứ cây chủ lực trong phát triển kinh tế của xã Quý Sơn và huyện Lục Ngạn. 

Và điều hay nữa, quả vải thiều của Quý Sơn không chỉ là thứ hàng nông sản được xuất khẩu qua Trung Quốc (khối lượng lớn và lâu rồi), Nhật Bản, Mỹ (vài năm nay) mà nó còn là đối tượng đáng yêu để ngành du lịch Lục Ngạn nói riêng và Bắc Giang nói chung nhắm tới. Gói du lịch “tham quan miệt vườn” đã được định hình và bước đầu thực hiện ở Lục Ngạn, trong đó có Quý Sơn. Hình thức du lịch cộng đồng đã được thực hiện ở Hợp tác xã Bầu Tiên. 

Có những hộ gia đình đã biết kết hợp giữa trồng vải và trồng hoa để thu hút khách đến thăm như anh Bình ở thôn Quý Thịnh. Bầu Tiên không phải là hợp tác xã duy nhất ở huyện Lục Ngạn làm du lịch cộng đồng. 

Qua hội nghị xúc tiến đầu tư, triển khai chương trình du lịch “Hương sắc mùa hè Lục Ngạn” năm 2022 do UBND huyện Lục Ngạn tổ chức vào giữa tháng 6 vừa qua, chúng tôi biết được một số hợp tác xã kinh doanh dịch vụ du lịch ở Lục Ngạn như Hợp tác xã Dịch vụ du lịch văn hóa Đông Bắc ở thị trấn Chũ; Hợp tác xã Thương mại và Du lịch An Phú ở Tân Sơn; Hợp tác xã Du lịch cộng đồng xã Tân Quang; Hợp tác xã Nông sản sạch Bình Nguyên, xã Quý Sơn; Hợp tác xã Thương mại du lịch Trù Hựu, xã Trù Hựu; Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp và Thương mại du lịch Thanh Hải, xã Thanh Hải; Hợp tác xã Du lịch tổng hợp Sơn Hải, xã Sơn Hải; Hợp tác xã Sản xuất thương mại Huy Linh, xã Mỹ An; Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh, xã Đồng Cốc… 

Người nông dân thời đại 4.0 không phải chỉ biết suy nghĩ trên luống cày mà còn nhìn rất xa, trông rất rộng. Gắn sản xuất nông nghiệp với dịch vụ du lịch là một hướng đi đầy hứa hẹn của Lục Ngạn. Mỗi mùa, cây trái vùng đồi Lục Ngạn mang những vẻ đẹp riêng mà du khách có thể đến đó thong thả dạo bước trong yên tĩnh, hay chụp cho mình những bức ảnh đẹp. Hoa trái vườn đồi sẽ cho ta cái nhìn thân thiện về cuộc sống.

Như vậy, người nông dân thời đại 4.0 không phải chỉ biết suy nghĩ trên luống cày mà còn nhìn rất xa, trông rất rộng. Gắn sản xuất nông nghiệp với dịch vụ du lịch là một hướng đi đầy hứa hẹn của Lục Ngạn. 

Tuy nhiên, nhìn vào kết cấu hạ tầng của huyện hiện nay thì tôi thấy chưa ổn. Đường sá, cảnh quan, nơi ăn nghỉ, vui chơi… hình như chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn của ngành công nghiệp không khói. Thiếu những điểm nhấn bắt mắt du khách. 

Phải biết làm cho những đồi cây ăn trái đẹp hơn cũng như đường sá không thể vá víu, nhỏ hẹp, mấp mô như hiện tại. Thậm chí, theo tôi nghĩ, các con đường dẫn đến những đồi cây ăn trái cũng phải đẹp. Phải tạo được sự hài hòa giữa cái đẹp của thiên nhiên ban tặng và cái đẹp do bàn tay con người làm ra.

Sáng mùa hạ đầy nắng gió, chúng tôi đến tham quan một vườn vải thiều ở thôn Đồng Giao thuộc xã Quý Sơn. Những vườn vải, đồi vải nối tiếp nhau. Những chùm vải chín đỏ sẫm thấp thoáng giữa vòm lá xanh lay lay trong gió. 

Cô gái Đặng Thị Khuynh, cán bộ khuyến nông của xã bỗng nhiên thành hướng dẫn viên du lịch. “Đây là giống vải Thanh Hà anh ạ. Dân chúng em gọi là vải lai Thanh Hà. Cây trồng cách cây 6 mét và trồng 3 năm thì được thu hoạch quả. Nói thì chỉ mấy câu như vậy thôi nhưng để biến những khoảnh đồi này thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao với thị trường trong và ngoài nước thì người nông dân phải đổ ra không biết bao công sức”. 

Vâng, đúng thế, cô gái Lục Ngạn ạ, chúng tôi biết lớp lớp mồ hôi mặn mòi của người nông dân đã thấm xuống trên mảnh đất này để cây trái ra hoa kết quả sum suê như bây giờ. Lục Ngạn đã giàu lên và sẽ càng đẹp hơn trong một tương lai không xa. Bức tranh tuyệt đẹp trong sự phối hòa thi vị giữa thiên nhiên và thành quả con người tạo nên, đó là Lục Ngạn hôm nay và ngày mai.

Nguyễn Hữu Quý

Vải thiều Bắc Giang đắt khách tại Nhật Bản
(BGĐT) - Những ngày này, vải thiều Việt Nam, trong đó có vải thiều Bắc Giang đang là một trong những loại hoa quả nhập khẩu bán chạy nhất trong hệ thống siêu thị của tập đoàn AEON trên toàn Nhật Bản. Sau hai năm thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, ngày càng có nhiều người dân “đất nước Mặt trời mọc” biết tới quả vải thiều của tỉnh Bắc Giang.
Cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mở cửa trở lại, vải thiều tiêu thụ thuận lợi
(BGĐT)- Theo thông báo của Ban Quản lý cửa khẩu Lào Cai, sau khi khắc phục sự cố dịch bệnh Covid-19 ngày 4/7/2022, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) khôi phục trở lại từ 16 giờ ngày 5/7/2022.
Sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ: Hiệu quả cao, môi trường sạch
(BGĐT) - Quả to, ngọt dịu, thơm mát, dễ tiêu thụ, giá cao là những ưu điểm mà sản xuất theo hướng hữu cơ đem đến cho sản phẩm vải thiều. Chính vì thế nhiều tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), hộ dân tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tích cực trồng vải theo hướng hữu cơ, góp phần xây dựng vùng quê này ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Vietnam Airlines đưa đặc sản vải thiều Lục Ngạn lên các chuyến bay
(BGĐT) - Với nỗ lực đưa đặc sản
trái cây vùng miền đến với các hành khách trong và ngoài nước, cũng như mở rộng
hợp tác với các doanh nghiệp, địa phương trong việc quảng bá nông sản Việt với
thực khách thế giới, hãng hàng không Vietnam Airlines một lần nữa đưa vải thiều
Lục Ngạn (Bắc Giang) lên các chuyến bay sau 2 năm ngắt quãng vì dịch bệnh.
Xây dựng vải thiều thành sản phẩm quốc gia
(BGĐT) - Từ lâu, vải thiều Bắc Giang đã trở thành sản phẩm nức tiếng cả nước. Tuy vậy, để đặc sản này nâng tầm thành sản phẩm quốc gia cần có sự chung tay của các cấp chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là người trồng vải.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...