Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu

Cập nhật: 14:01 ngày 24/03/2023
Ngày 23/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 1776/BNN-BVTV về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.
{keywords}

Ảnh minh họa.

Theo đó, trong thời gian hoàn tất các hướng dẫn theo Điều 64, Luật Trồng trọt và để góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ và chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thiết lập, kiểm tra thực tế, hoàn thiện hồ sơ, cấp mã số và bảo đảm duy trì các điều kiện kỹ thuật đối với các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã cấp. Cùng với đó, toàn bộ các thông tin về diện tích, sản lượng, sự đồng thuận các hộ nông dân tham gia vào vùng trồng cũng như các điều kiện kỹ thuật khác phải được các cơ quan chuyên môn địa phương kiểm tra, xem xét đầy đủ trước khi gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật. Cơ quan chuyên môn địa phương lưu trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của hồ sơ.

Đối với trường hợp xuất khẩu, các địa phương rà soát các mã số đã cấp, đối chiếu với quy định của nước nhập khẩu và tập hợp danh sách báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật để gửi nước nhập khẩu để được nước nhập khẩu phê duyệt hoặc cấp mã số. Nước nhập khẩu có thể tiến hành kiểm tra trực tiếp hoặc trực tuyến trước khi phê duyệt và cấp mã số cho các vùng trồng, cơ sở đóng gói này. Giải quyết ngay các hồ sơ đề nghị của chủ sở hữu hoặc người đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói trên cơ sở tuân thủ đúng quy định, minh bạch, trách nhiệm.

Trong trường hợp chưa đạt yêu cầu, phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, tránh để người dân, doanh nghiệp đi lại nhiều lần. Mặt khác, thực hiện giám sát định kỳ các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu, bảo đảm các vùng trồng, cơ sở đóng gói này luôn luôn duy trì được tình trạng đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Tần suất giám sát là tối thiểu một lần/năm, đối với vùng trồng thì thực hiện giám sát trước vụ thu hoạch; báo cáo kết quả giám sát hằng quý về Cục Bảo vệ thực vật. Thực hiện thu hồi mã số đã cấp với các vùng trồng, cơ sở đóng gói không đáp ứng quy định của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc phát hiện vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm nhiều lần hoặc phát hiện gian lận, tranh chấp trong sử dụng mã số.

Các địa phương phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật trong việc giải quyết các trường hợp không tuân thủ theo thông báo của nước nhập khẩu; thực hiện kiểm tra thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Cục Bảo vệ thực vật cung cấp các thông tin về quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm để các địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu biết và chủ động thực hiện các quy định này...

Tập trung sản xuất, quản lý mã vùng trồng vải thiều
(BGĐT) - Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, từ đầu vụ đến nay thời tiết thuận lợi cho phân hoá mầm hoa vải thiều. Hiện nay, vải thiều sớm tỷ lệ ra hoa đạt hơn 90%; vải thiều chính vụ dự báo tỷ lệ ra hoa sẽ đạt hơn 80%.
Bắc Giang được cấp thêm 10 mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu
(BGĐT) - Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, được sự ủy quyền của cơ quan chức năng các nước: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa cấp 10 mã vùng trồng vải thiều cho Bắc Giang để xuất khẩu sang thị trường các nước này.
Bắc Giang được cấp hai mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu sang Thái Lan
(BGĐT) - Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa cấp hai mã vùng trồng vải thiều cho Bắc Giang để xuất khẩu sang Thái Lan.
Theo Hà Nội Mới

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...