Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nâng cao hàm lượng công nghệ trong doanh nghiệp

Cập nhật: 11:00 ngày 22/09/2022
(BGĐT) - Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa tiến hành đánh giá, đưa ra giải pháp nâng cao trình độ, năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đơn vị đã có những phân tích, đánh giá cụ thể, từ đó mở hướng nâng cao hàm lượng công nghệ trong các DN. 

Quan tâm đổi mới công nghệ

Theo Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), từ năm 2012, đơn vị lựa chọn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá trình độ công nghệ của một số ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn tỉnh”. 

{keywords}

Cán bộ Phòng Quản lý công nghệ và Thị trường công nghệ (Sở KH&CN) kiểm tra, đánh giá việc áp dụng công nghệ tại Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Thống Nhất.

Qua điều tra, đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của 244 DN thuộc 8 ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, cơ quan chủ trì đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ và phần mềm cập nhật số liệu điều tra; đồng thời đề xuất giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. 

Tuy nhiên, đến nay kết quả nghiên cứu của đề tài đã phát sinh những tồn tại, hạn chế và không còn phù hợp với tình hình hiện tại ở một số khía cạnh, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Khắc phục những hạn chế này, ngày 31/12/2020, UBND tỉnh phê duyệt, giao Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của DN; đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của DN tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng 2030”. Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2021 đến hết tháng 6/2022.

Thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu tại 200 DN trên tổng số hơn 9,6 nghìn DN thuộc các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như: Sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông - lâm sản, thực phẩm; dệt may, da giày; cơ khí, chế tạo máy; thiết bị điện, điện tử. 

Thông tin cho thấy có 38 DN có số vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị ban đầu dưới 1 tỷ đồng, 69 DN có số vốn đầu tư công nghệ ban đầu từ 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng, 65 DN có vốn đầu tư từ 10 đến dưới 100 tỷ đồng và có 28 DN có quy mô đầu tư máy móc thiết bị ban đầu hơn 100 tỷ. 

Điển hình như Công ty TNHH Ce Link Việt Nam (Khu công nghiệp Vân Trung) đầu tư cho máy móc ban đầu lớn nhất với tổng số tiền hơn 10,7 nghìn tỷ đồng. Tương tự các công ty: TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời BOVIET (Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng), Công ty TNHH Siflex Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Châu) cũng đầu tư lớn cho máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất... 

“Qua khảo sát có 142 DN tiến hành mua mới, còn lại là mua sắm máy móc đã qua sử dụng. Đáng chú ý, hầu hết máy móc, thiết bị của DN được sử dụng trong vòng 6-7 năm trở lại đây nên mức độ khấu hao thấp; 3 năm gần đây các DN đều có hoạt động mua sắm thiết bị để mở rộng xuất cũng như thay thế các thiết bị đã cũ và hỏng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy các DN đã chú trọng hơn đến khâu đổi mới để tạo nên những sản phẩm mới nhằm tăng sức cạnh tranh”, thạc sĩ Nguyễn Đức Trường, chủ nhiệm đề tài chia sẻ.

Tiếp tục đánh giá để phát triển thị trường công nghệ

Mặc dù các DN đã quan tâm đổi mới công nghệ song qua đánh giá, do phần lớn máy móc, thiết bị DN sử dụng được sản xuất từ nhiều năm, có những đơn vị đầu tư mua sắm máy đã qua sử dụng nên hiệu quả sản xuất chưa được như mong muốn. Hầu hết DN chưa áp dụng hệ thống quản lý sản xuất tự động, chỉ một số ít DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thì mới có sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc gia. 

Qua nghiên cứu tại 200 DN trên tổng số hơn 9,6 nghìn DN có 38 DN có số vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị ban đầu dưới 1 tỷ đồng, 69 DN có số vốn đầu tư công nghệ ban đầu từ 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng, 65 DN có vốn đầu tư từ 10 đến dưới 100 tỷ đồng và có 28 DN có quy mô đầu tư máy móc thiết bị ban đầu hơn 100 tỷ.

Điểm số nhóm hiện trạng thiết bị, công nghệ của phần lớn DN tham gia khảo sát đều khá thấp dẫn đến điểm số trung bình phân theo ngành, phân theo loại hình DN và phân theo DN Việt Nam và DN vốn đầu tư nước ngoài đều khá thấp. 

Hầu hết chỉ đạt điểm trung bình, cá biệt điểm số trung bình của DN tư nhân và DN loại hình hợp tác xã chỉ đạt điểm dưới trung bình. 

Cụ thể, nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm và chế biến nông lâm sản có hiện trạng thiết bị, công nghệ chỉ đạt 16/30 điểm tối đa; nhóm DN tư nhân và nhóm DN loại hình hợp tác xã có điểm khá thấp, chỉ đạt lần lượt 13,89 và 13/30 điểm. Điều này cho thấy mức độ đầu tư thiết bị của các DN thuộc loại hình này còn khá thấp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của ngành...

Mới đây, thành viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của DN; đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của DN tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng 2030", coi đây là cơ sở để ngành KH&CN tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ thời gian tới. 

Theo đó, ngành sẽ hỗ trợ DN nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới công nghệ và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng nhằm thúc đẩy phát triển DN KH&CN. Trước mắt sẽ tập trung hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phấn đấu đến năm 2025 sẽ hỗ trợ 20 dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; 8-10 DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. 

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ DN, nhất là những DN thuộc ngành chế biến nông - lâm sản và ngành cơ khí chế tạo máy thuộc loại hình DN tư nhân và công ty TNHH để nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ. 

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: “Sở sẽ bố trí kinh phí để cập nhật dữ liệu DN, duy trì hệ thống hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng công nghệ, thiết bị trong dự án đầu tư. Hằng năm phối hợp với Cục Thống kê tỉnh tính toán, cập nhật và đánh giá trình độ, năng lực công nghệ DN sản xuất, từ đó báo cáo UBND tỉnh về thực trạng trình độ, năng lực công nghệ của DN để phục vụ cho hoạch định chính sách phát triển KT-XH của tỉnh”.

Bài, ảnh: Sỹ Quyết

Công bố và vinh danh TOP 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022
Ngày 10/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ công bố và vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022.
Tổ công nghệ số cộng đồng: Góp sức thúc đẩy chuyển đổi số
(BGĐT)- Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, từ tháng 6/2022, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập tổ công nghệ số cộng đồng ở mỗi khu phố, thôn, bản. Đến nay, Bắc Giang là một trong 10 tỉnh, TP đầu tiên trên cả nước hoàn thành mạng lưới tổ công nghệ cộng đồng ở tất cả 209 xã, phường, thị trấn nhằm lan tỏa công nghệ đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội.
Kết hợp kinh nghiệm với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp
Sáng 17/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự sự kiện "Hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Ngày hội việc VNUA – 2022" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.
Phát huy tinh thần sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ
Sáng 21/5, Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo.
Nâng cao hiệu quả và năng lực thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ
(BGĐT) - Sáng 17/5, Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 2012-2022 nhằm đánh giá các hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...