Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Hoạt động của lãnh đạo tỉnh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả

Cập nhật: 17:23 ngày 19/12/2022
(BGĐT)-Chiều 19/12, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính-ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Tới dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đại diện một số bộ, ngành T.Ư. Tại điểm cầu Bắc Giang, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cùng lãnh đạo một số sở, ngành.

Theo Bộ Tài chính, năm 2022, trong bối cảnh tình hình KT-XH có nhiều khó khăn, ngành tài chính vẫn hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ tài chính-NSNN; điều hành chính sách tài khoá chủ động, linh hoạt. 

{keywords}

Đồng chí Lê Ánh Dương chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.

Tính đến ngày 15/12, thu NSNN đạt 1.691,8 nghìn tỷ đồng, vượt 19,8% dự toán. Tiếp tục thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế phí, tiền thuê đất, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và mức dự toán được giao, chi NSNN quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, bảo đảm nguồn lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép. 

Giá thị trường được điều hành sát sao, góp phần kiểm soát lạm phát, giảm chi phí cho DN, người dân. Các thị trường tài chính được củng cố, tháo gỡ, xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch; kỷ cương, kỷ luật tài chính được tăng cường.

Đối với tỉnh Bắc Giang, năm 2022, ước tổng thu ngân sách nội địa cả năm đạt hơn 18,2 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 27,5% so với dự toán tỉnh giao. Tổng chi ngân sách dự kiến cả năm ước gần 38,5 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2021, đạt 182% dự toán năm. Giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 94,3%, góp phần thu hút đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh, xã hội.

Trên cơ sở phát huy kết quả đạt được, năm 2023, ngành tài chính phấn đấu thu NSNN 1.620,7 nghìn tỷ đồng, dự toán chi 2.076,2 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN 4,42% GDP.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả ngành tài chính đạt được. Đó là kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế 8%, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, các cân đối lớn được bảo đảm. Xăng dầu đủ cho sản xuất, tiêu dùng với giá phải chăng. 

Đồng chí phân tích, giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định làm sao giữ được độc lập, dân chủ, người dân được sống trong ấm no, hạnh phúc thì giá cả là yếu tố quan trọng. Vì thế, Nhà nước bù lỗ nhiều mặt hàng, giúp người dân ổn định, cải thiện cuộc sống.
Thủ tướng nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 để lại hậu quả rất lớn. Kinh tế nước ta đang quá trình chuyển đổi, đang phát triển nên cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội. Nền kinh tế của Việt Nam hiện khá khiêm tốn, độ mở nền kinh tế rất lớn, trong khi sức cạnh tranh, chống chịu của nền kinh tế có hạn. 

Để đạt mục tiêu đề ra, Thủ tướng nhấn mạnh đầu tiên cần phải đoàn kết, nâng cao kỷ cương, nghiệp vụ. Nắm chắc, theo dõi sát tình hình, căn cứ chức năng nhiệm vụ để có phản ứng, đưa chính sách phù hợp; luôn luôn đổi mới sáng tạo, điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả.

Đồng thời kết hợp hài hoà, hiệu quả, hợp lý giữa chính sách. Các chính sách phải đưa ra kịp thời mới phát huy giá trị.

Các bộ, ngành phải chủ động lo công việc của đơn vị như của nhà mình. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Thủ tướng nhận định, năm 2023, tình hình kinh tế, chính trị thế giới, khu vực được dự báo còn phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, một số nền kinh tế lớn đối mặt với nguy cơ suy thoái… sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Như vậy, nhiệm vụ ngành tài chính trong thời gian tới khá nặng nề. Để ứng phó phải luôn luôn đổi mới sáng tạo, điều hành linh hoạt. Toàn ngành tập trung nghiên cứu đưa ra giải pháp bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, bảo đảm cân đối lớn, giảm nợ công; tăng cường đầu tư phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Theo dõi kiểm soát giá cả thị trường, nhất là mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định, nâng cao đời sống cho người dân.

Tập trung xây dựng, rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách. Tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đẩy mạnh chống thất thu thuế, chống chuyển giá. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tài khóa, tín dụng.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho lao động, nuôi dưỡng nguồn thu.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ trao Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì của Chủ tịch nước cho 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2017-2022.


Tin, ảnh Trịnh Lan
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế làm Thứ trưởng Bộ Tài chính
Ông Cao Anh Tuấn vừa được Thủ tướng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Nghiên cứu về ngân hàng và khủng hoảng tài chính giành giải Nobel Kinh tế 2022
Chiều 10/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế năm 2022 thuộc về 3 nhà kinh tế người Mỹ gồm Ben S. Bernanke, Douglas W. Diamond và Philip H. Dybvig, với nghiên cứu về ngành ngân hàng hiện đại và các cuộc khủng hoảng tài chính.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ bảo đảm quyền lợi cho người mua trái phiếu
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đã làm việc với các nhà phát hành trái phiếu và họ cam kết trả nợ đúng hạn cho nhà đầu tư.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...