Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 26 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đến năm 2030 xóa bỏ 100% phòng học mầm non học nhờ, học tạm

Cập nhật: 16:28 ngày 27/12/2022
Ngày 26/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1609/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.
{keywords}

Giờ học của cô và trò trong phòng học tạm tại điểm trường của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh:TTXVN.

Đối tượng của Chương trình là: Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non thuộc các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, cơ quan có thẩm quyền (vùng khó khăn) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mục tiêu của Chương trình nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Chương trình đặt mục tiêu đối với trẻ em, đến năm 2030 có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

Đối với giáo viên, đến năm 2030 bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.

Nhiệm vụ của Chương trình đề ra là hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em; huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Chương trình phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định đối với vùng khó khăn, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sông nước, biên giới, hải đảo và bãi ngang ven biển.

Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo bé; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn.

Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số. Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ…

Bắc Giang: Gần 3 nghìn học sinh mầm non trải nghiệm “Bé tập làm chiến sĩ”
(BGĐT) - Hướng tới Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, từ ngày 8 đến 16/12, Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang phối hợp với 10 trường mầm non trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm “Bé tập làm chiến sĩ” cho gần 3 nghìn học sinh.
Khó tuyển giáo viên tiểu học, mầm non
(BGĐT) - Năm học này, hầu hết các huyện, TP đều thiếu giáo viên mầm non, tiểu học. Các trường gặp khó khăn do số lượng học sinh tăng cao, tuyển dụng biên chế không đủ so với nhu cầu, nhiều giáo viên nghỉ việc.
Bắc Giang: Mở rộng mạng lưới trường mầm non quanh khu công nghiệp
(BGĐT) - Để người lao động yên tâm làm việc, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm phát triển mạng lưới trường lớp học, đặc biệt thu hút các nguồn lực xây mới, mở rộng các trường mầm non xung quanh khu công nghiệp (KCN).
Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển giáo dục mầm non tại khu công nghiệp
(BGĐT) - Ngày 23/8, đoàn công tác của Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn có buổi giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non (GDMN) tại khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất” trên địa bàn huyện Việt Yên (Bắc Giang). 
Bắc Giang đầu tư cho giáo dục mầm non vùng khó khăn
(BGĐT)- Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2020-2025 của UBND tỉnh Bắc Giang, chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến. 
Theo Tin Tức

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...