Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

eMagazine
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

25 năm tái lập tỉnh: Bắc Giang phát huy nội lực, bứt phá vươn lên

Cập nhật: 15:16 ngày 10/10/2022
 
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Tỉnh Bắc Giang được tách ra từ tỉnh Hà Bắc vào ngày 1/1/1997 trong bối cảnh là tỉnh có xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chủ yếu nông nghiệp. Ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong tỉnh không có khu công nghiệp (KCN), doanh nghiệp (DN) chủ yếu là DN nhà nước, hiệu quả hoạt động thấp. 

Minh chứng là năm 1997, Bắc Giang chỉ có 1 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép hoạt động với vốn đăng ký gần 793 nghìn USD; 18 DN quốc doanh, 25 DN tư nhân và công ty TNHH.

{keywords}

Giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

Hệ thống giao thông thiếu đồng bộ. Tại hầu hết các huyện, đường giao thông nội thôn, liên thôn, liên xã cơ bản vẫn là đường đất, nhỏ hẹp. Đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng cao như: Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam… địa hình chia cắt, giao thông cách trở khiến việc lưu thông, trao đổi hàng hóa rất khó khăn.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, những năm đầu tái lập tỉnh, do thiếu nguồn lực nên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ, chưa kết nối được với cảng biển, sân bay... do đó thiếu tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đến với Bắc Giang.

{keywords}
{keywords}

Tuyến đường Đại Lâm - An Hà (Lạng Giang) mới được xây dựng.

Thu ngân sách của tỉnh năm 1997 chỉ đạt 135 tỷ đồng trong khi nguồn lực hỗ trợ của T.Ư hạn chế. Theo ông Đồng Văn Sủng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, năm 1997, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 160 USD/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao. Những điểm “nghẽn” trên là rào cản phát triển KT-XH của tỉnh thời điểm đó.

{keywords}

Trước tình hình đó, Ðại hội Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2000-2005 (nhiệm kỳ Đại hội đầu tiên sau tái lập tỉnh) quyết định chuyển trọng tâm định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp sang đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Đây là dấu mốc quan trọng trong chỉ đạo phát triển kinh tế của tỉnh. Kể từ đó đến nay, tỉnh luôn chọn phát triển công nghiệp là trụ cột, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Giai đoạn 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định 6 định hướng phát triển, trong đó nhấn mạnh phát triển toàn diện các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, trong đó công nghiệp là động lực chủ yếu, nông nghiệp làm nền tảng bảo đảm, dịch vụ làm điều kiện thúc đẩy. Tổ chức cơ cấu lại các ngành kinh tế theo thứ tự quy mô: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Công nhân Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam (KCN Quang Châu) làm việc tại dây chuyền sản xuất quần áo xuất khẩu.

Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy đã ban hành hàng loạt chỉ thị, nghị quyết chuyên đề; HĐND, UBND tỉnh đưa ra nhiều cơ chế, chính sách, đề án để triển khai thực hiện, đưa các chủ trương, quan điểm thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Xác định giao thông là “chìa khóa”, tạo động lực phát triển, Bắc Giang ưu tiên đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn và huy động sự chung tay, đồng lòng của người dân làm đường giao thông nông thôn và công trình kết nối vươn ra các tỉnh.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Một góc khu vực sản xuất của Công ty TNHH MTV SJ Tech Việt Nam (KCN Vân Trung, huyện Việt Yên).

Bằng các giải pháp linh hoạt, sáng tạo, mạng lưới giao thông được phát triển đồng bộ. Chỉ trong vòng 1,5 năm, toàn tỉnh cứng hóa được gần 2.000 km đường giao thông nông thôn. Nhiều trục giao thông quan trọng của tỉnh đã được đầu tư xây dựng và hoàn thành tác động tích cực đến thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp như: Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đường tỉnh 293 và các tuyến nhánh; cầu Đông Xuyên và đường dẫn; đường tỉnh 295B… 

Một số công trình lớn đang được triển khai như: Cầu Đồng Việt, cầu Như Nguyệt, cầu Hà Bắc (đoạn qua tỉnh Bắc Giang); tuyến đường kết nối quốc lộ 37 - quốc lộ 17 và đường tỉnh 292 cùng nhiều cây cầu kết nối đôi bờ sông và những tuyến đường liên tỉnh.

{keywords}

Du khách tham quan Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử.

Tỉnh cũng tập trung giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất công nghiệp thu hút nhà đầu tư. Bắc Giang hiện có 8 KCN và hơn 40 cụm công nghiệp. Trong đó, 5 KCN cơ bản lấp đầy, 3 KCN đang hoàn tất giải phóng mặt bằng, thu hút nhà đầu tư thứ cấp gồm: Tân Hưng (Lạng Giang), Yên Lư (Yên Dũng), Việt Hàn (Việt Yên). 

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã khuyến khích dồn điền đổi thửa, ưu tiên hỗ trợ mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, vùng sản xuất tập trung; chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

{keywords}
{keywords}

Hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, theo đó tỉnh thường xuyên quan tâm, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Với phương châm luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN phát triển, Bắc Giang quyết liệt chỉ đạo, thực hiện cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho DN. Qua đó, đã tạo được niềm tin, thiện cảm đối với nhà đầu tư, Bắc Giang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có hơn 1.800 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 11 tỷ USD, trong đó có 505 dự án FDI, còn lại là dự án đầu tư trong nước.

{keywords}

Từ khi khánh thành, đền Xương Giang trở thành điểm đến văn hóa, lịch sử, tâm linh của nhân dân Bắc Giang và cả nước.

Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, tỉnh thu hút hơn 900 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 7,2 tỷ USD. Đáng ghi nhận, liên tục những năm gần đây, Bắc Giang luôn ở trong nhóm 10 tỉnh, TP dẫn đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư FDI. 9 tháng năm nay, thu hút đầu tư trên địa bàn đạt gần 1,1 tỷ USD, trong đó thu hút FDI đạt hơn 830 triệu USD, đứng thứ 6 cả nước.

Các dự án không ngừng tăng quy mô, DN hoạt động hiệu quả đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Một “mốc son” đáng nhớ là sau 20 năm tái lập tỉnh, Bắc Giang đã có chuyển biến mạnh mẽ. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 13,3%, vượt 2,8% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định) năm 2017 đạt 91.608 tỷ đồng, gấp 572 lần so với năm 1997.

Liên tiếp những năm tiếp theo, Bắc Giang đều có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 16%, là mức tăng trưởng kỷ lục, đưa Bắc Giang vào tốp 3 địa phương phát triển nhanh nhất của cả nước.

{keywords}
{keywords}

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, GRDP bình quân giai đoạn 1997- 2021 của tỉnh đạt 9,8%/năm. Riêng 9 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt mức kỷ lục 23,98%, là địa phương đứng đầu cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thu ngân sách đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với công nghiệp, nông nghiệp phát triển khá toàn diện, mang lại những dấu ấn, điểm sáng trong bức tranh chung của nông nghiệp cả nước. Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo được sản phẩm đặc trưng có thương hiệu như: Vải thiều Lục Ngạn, lúa thơm Yên Dũng, lạc giống Tân Yên, nấm Lạng Giang; cam, bưởi Lục Ngạn... 

{keywords}

Học sinh trải nghiệm tại Khu du lịch bản Ven, xã Xuân Lương (Yên Thế).

Bắc Giang là địa phương có vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 3 toàn quốc, vùng trồng vải thiều là vùng sản xuất chuyên canh đứng thứ nhất, đàn gà đứng thứ tư và là một trong hai tỉnh có đàn lợn dẫn đầu cả nước. Giá trị trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng.

Với sự nỗ lực trong thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế, đời sống của người dân trong toàn tỉnh được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 toàn tỉnh đạt 2.950 USD, tăng hơn 20 lần so với năm 1997.

{keywords}

Tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang có sự bứt phá mạnh mẽ. Từ tỉnh thuần nông, Bắc Giang đã phát triển trọng tâm là công nghiệp, tăng trưởng dẫn đầu cả nước. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 nằm trong nhóm 15 tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô GRDP. Đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng. Đây là thông điệp chính trị thể hiện quan điểm, tư tưởng lớn của Đảng bộ về những định hướng phát triển của tỉnh.

{keywords}

Nông dân huyện Lục Ngạn thu hoạch cam.

Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2030, xác định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp thời gian tới. Tỉnh định hướng xây dựng "hệ sinh thái công nghiệp bền vững"; thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư theo phương châm lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí ưu tiên. 

Ưu tiên thu hút các DN, nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn lực, đóng góp nhiều cho ngân sách và có khả năng liên kết, hỗ trợ phát triển các DN trong nước.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Với nông nghiệp, tỉnh ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, xác định phát triển nông nghiệp là nền tảng bảo đảm cho phát triển KT-XH và phấn đấu đến năm 2030 Bắc Giang là trọng điểm nông nghiệp quốc gia, đứng đầu miền Bắc. 

Theo đó, tỉnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng thúc đẩy liên kết hợp tác, chủ yếu thông qua hợp tác xã để nông dân có thể cùng nhau phát triển, bảo đảm kết nối với thị trường, giảm chi phí, nâng cao vị thế trong kinh doanh. Tạo điều kiện giúp lao động nông thôn có thể tìm kiếm việc làm ổn định tại nơi mình sinh sống, tránh việc lao động di cư vào làm việc ở các khu vực không chính thức tại các đô thị thông qua tạo việc làm, phát triển dịch vụ ở nông thôn, thu hút DN đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề, sản phẩm địa phương.

{keywords}

Thành phố Bắc Giang hôm nay.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...