Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống / Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nên ăn uống như thế nào khi cai thuốc?

(BGĐT) - Người cai thuốc thường rơi vào tình trạng ngủ gà ngủ gật, cáu kỉnh, mệt mỏi do cơ thể thiếu nicotine . Vậy nên ăn uống như thế nào để bảo đảm đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe và hỗ trợ cai thuốc thành công?

Thực hiện chế độ dinh dưỡng một cách khoa học và đều đặn, tình trạng thèm thuốc lá sẽ được cải thiện đáng kể. Theo Natural News, người cai thuốc nên ăn thật nhiều rau quả và hạn chế các món giàu chất béo. Bữa ăn giàu đạm sẽ giúp người cai thuốc tỉnh táo hơn. 

{keywords}

Ảnh minh họa (nguồn Internet).

Các thức ăn chứa nhiều đạm như: Thịt nạc, cá, trứng và các loại đậu giúp chống lại trạng thái mệt mỏi do việc bỏ thuốc gây ra. Chất sắt có tác dụng giúp bớt cáu giận, bởi đây là biểu hiện thường thấy ở những người đang bắt đầu bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, không nên uống viên bổ sung chất sắt mà hãy lựa chọn món gan và lòng đỏ trứng, đây là 2 món ăn chứa rất nhiều chất sắt.

Trong các loại trái cây thì chuối rất có lợi cho sức khỏe do giàu vitamin B và nhiều khoáng chất khác. Do đó, sẽ là một giải pháp tốt khi đưa chuối vào chế độ dinh dưỡng nếu có ý định cai nghiện thuốc lá. Ăn nhiều trái cây tươi như táo, chuối, lê, nho và cam giúp mang lại vị giác chuẩn vì hút thuốc ảnh hưởng đến vị giác. 

Những loại trái cây này rất giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp khôi phục các chất dinh dưỡng bị cạn kiệt do hút thuốc. Các loại rau như cà rốt, cần tây hoặc súp lơ xanh có thể khôi phục các chất dinh dưỡng bị mất trong cơ thể, đồng thời giúp quên đi cảm giác thèm thuốc. 

Ngoài ra, nếu bạn thèm thuốc, hãy nhai bỏng ngô vì đây là một nguồn chất xơ tuyệt vời dẫn đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác. Lưu ý nên ăn bỏng ngô ít bơ và đường.

Có đến 25% người cai thuốc bị rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, người cai thuốc không nên ăn 2 giờ trước khi ngủ. Không uống nước có caffein 4 giờ trước khi ngủ. Nên uống 1 ly sữa nóng hoặc 1 ly trà hoa cúc 30 phút trước khi ngủ, đây là một loại an thần tự nhiên. Mỗi ngày nên uống 8-12 ly nước lọc sẽ giúp thải độc tố cũng như nicotine ra khỏi cơ thể.

Uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa sẽ làm cho mùi vị thuốc lá trở nên tồi tệ hơn. Điều này sẽ giúp ngăn cản việc hút thuốc. Trà nhân sâm là một thực phẩm khác có thể được đưa vào chế độ ăn uống của người đang cố gắng bỏ hút thuốc. Nó tạo cảm giác ít thú vị hơn khi hút thuốc và sẽ giúp giảm thói quen hút thuốc.

Khi bắt đầu bỏ hút thuốc cần tránh cà phê. Nhiều người hút thuốc kết hợp với uống cà phê, nên khi cố gắng bỏ thuốc lá thì tuyệt đối không nên uống cà phê. Bởi vì caffeine kích thích mạnh mẽ cảm giác thèm thuốc, từ đó, có thể khiến việc bỏ thuốc lá khó khăn hơn. 

Thay vào đó, hãy uống nước trái cây tươi hoặc nước chanh. Rượu cũng là loại đồ uống cần tránh. Hầu hết những người hút thuốc thường hút trong khi uống rượu. Tránh uống rượu trong khi cố gắng bỏ hút thuốc vì uống rượu sẽ tạo nhiều khả năng tiếp cận với thuốc lá.

Đồ chiên có nhiều chất béo không lành mạnh và ít chất dinh dưỡng. Đồ chiên làm giảm bớt sự thôi thúc bỏ thuốc lá. Vì vậy, trong khi đang cố gắng bỏ hút thuốc, hãy cắt giảm việc ăn đồ chiên.

Thanh Thanh

Nhiều hệ lụy khi mang thai hít phải khói thuốc lá
(BGĐT) - Hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động trong khi mang thai có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Tập thể dục cai thuốc lá
(BGĐT)- Không chỉ làm giảm căng thẳng, hỗ trợ cai thuốc lá thành công, những bài tập thể dục còn giúp cải thiện sức khỏe, xây dựng thói quen và lối sống tích cực hằng ngày.
Ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến giấc ngủ
(BGĐT) - Các nhà khoa học đã chứng minh thuốc lá là tác nhân phát triển một số bệnh ung thư, tim mạch, nhiễm trùng và trầm cảm. Quá trình hút thuốc sẽ làm các hóa chất độc hại và kim loại nặng xâm nhập, phá hoại cơ thể theo thời gian. Nicotin trong thuốc lá còn gây rối loạn giấc ngủ hàng ngày.
Thuốc lá điện tử và những tác hại nghiêm trọng với sức khỏe
(BGĐT) - Các nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc lá điện tử (vape) có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và nghiện thuốc lá.
Thuốc lá và chứng trầm cảm ở người vị thành niên
(BGĐT) - Đến 70% những người hút thuốc bắt đầu thử thuốc lá khi họ chưa đầy 18 tuổi. Nhiều người bắt đầu từ năm 11 tuổi và có trẻ 14 tuổi đã nghiện thuốc. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới. Ngày càng có nhiều người trẻ hút thuốc lá, đặc biệt là trẻ vị thành niên.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...