Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống / Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bảo vệ trẻ em trước tác hại của khói thuốc lá

(BGĐT) - Trong thực tế rất nhiều người có thói quen hút thuốc lá nhưng chưa lường hết những tác hại đối với chính mình và những người xung quanh nên không ít người vẫn hút thuốc lá bên cạnh người khác, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Cơ thể trẻ em chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng kém nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác hại do khói thuốc đem lại và dễ mắc nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. 

Khói thuốc gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu từ cây thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện. Theo các nghiên cứu, khói thuốc lá chứa hàng nghìn chất hóa học, trong đó ít nhất là 69 chất được xếp vào loại gây ung thư.

{keywords}

Học sinh Trường THCS Tân An (Yên Dũng) thuyết trình về tác hại của thuốc lá điện tử. Ảnh: Ngọc Anh.

Khói thuốc lá ảnh hưởng sức khỏe ở trẻ sơ sinh và trẻ em; gây ra các cơn hen suyễn thường xuyên và nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai và chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc SIDS. Cụ thể là phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ mắc SIDS. 

Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc sau khi sinh cũng có nguy cơ mắc SIDS cao hơn. Các hóa chất trong khói thuốc có thể ảnh hưởng đến não bằng cách cản trở sự điều hòa hô hấp của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh đột tử có nồng độ nicotine trong phổi cao hơn so với trẻ tử vong do các nguyên nhân khác.

Theo số liệu thống kê, hằng năm ở Việt Nam có khoảng 40 nghìn trường hợp tử vong do thuốc lá, và có tới 60% trẻ em dưới 5 tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề do thường xuyên hít phải khói thuốc lá.

Khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ em. Theo số liệu thống kê, hằng năm ở Việt Nam có khoảng 40 nghìn trường hợp tử vong do thuốc lá và có tới 60% trẻ em dưới 5 tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề do thường xuyên hít phải khói thuốc lá. 

Các chuyên gia cũng cho biết, khói thuốc lá có khả năng hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, gây rối loạn nhịp thở và nhịp tim ở trẻ, do đó làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ em lên nhiều lần. Nếu trẻ nhỏ có cha hoặc mẹ hút thuốc lá thì nguy cơ này tăng gấp 2 lần, trong khi nếu cả 2 cùng hút thì nguy cơ tăng lên đến 4 lần.

Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ các bệnh về hô hấp ở trẻ

Những đứa trẻ sống trong môi trường thường xuyên có khói thuốc lá, đặc biệt là những trẻ có cả bố và mẹ hút thuốc lá thì nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn rất nhiều so với trẻ khác. Độc tính trong khói thuốc lá có thể gây ra các căn bệnh hen suyễn ở trẻ, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, một số bệnh ung thư liên quan đến hệ hô hấp, viêm amidan… 

Những trẻ lớn có cha mẹ hút thuốc bị bệnh thường xuyên hơn, phổi phát triển kém hơn những trẻ bình thường nên dễ bị viêm phế quản và viêm phổi hơn. Trẻ em hít phải khói thuốc dễ bị ho và khò khè. Khói thuốc có thể gây ra cơn hen suyễn ở trẻ em. 

Trẻ em bị hen suyễn khi tiếp xúc với khói thuốc sẽ lên cơn hen suyễn nặng hơn và thường xuyên hơn. Một cơn hen suyễn nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 165 nghìn trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tật nguy hiểm khác

Nguy cơ viêm màng não và viêm não mô cầu: Không chỉ làm suy yếu nghiêm trọng hệ hô hấp, khói thuốc là còn làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trẻ nhỏ, tạo điều kiện cho các loại virus gây viêm não tấn công. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên hút phải khói thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm virus viêm màng não và viêm não mô cầu cao hơn rất nhiều.

Viêm tai giữa cấp và mạn: Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa. Trẻ em có cha mẹ hút thuốc dễ bị nhiễm trùng tai hơn. Đồng thời, cũng chảy dịch trong tai thường xuyên hơn và phải thực hiện nhiều thao tác đưa vào ống tai để thoát dịch hơn. 

Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gây điếc cho cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập.

Hút thuốc thụ động ở trẻ em gây tăng nguy cơ phát triển bệnh đường ruột mạn tính, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.

Khói thuốc lá làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và hành vi của trẻ. Những trẻ phải sống trong môi trường thường xuyên có khói thuốc lá sẽ hạn chế hơn về khả năng học hỏi cũng như tiếp thu kiến thức. Một số trường hợp nhạy cảm có thể dẫn tới rối loạn về hành vi, các chứng bệnh tăng động giảm chú ý và có nguy cơ nghiện thuốc lá cao hơn khi trưởng thành.

Hãy bảo vệ bạn và gia đình bạn khỏi khói thuốc lá

Cha mẹ có thể bảo vệ con mình khỏi tác hại của thuốc lá bằng những cách sau: Không hút thuốc trong suốt thời gian mang thai. Không hút thuốc đồng thời không cho phép hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh em bé. Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong xe của bạn, ngay cả khi cửa sổ hạ xuống. 

Bảo đảm rằng các cơ sở giữ trẻ, trường mẫu giáo và trường học của con bạn không có thuốc lá. Có thể thấy rằng tác hại của thuốc lá đối với trẻ em là vô cùng khủng khiếp, gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. 

Chính vì vậy, cha mẹ hãy chủ động từ bỏ thuốc lá để phòng bệnh cho chính bản thân mình cũng như các con mình, bảo đảm cho trẻ được sống trong môi trường không khí trong sạch và lành mạnh.

Tùng Lâm

Nhiều hệ lụy khi mang thai hít phải khói thuốc lá
(BGĐT) - Hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động trong khi mang thai có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Tập thể dục cai thuốc lá
(BGĐT)- Không chỉ làm giảm căng thẳng, hỗ trợ cai thuốc lá thành công, những bài tập thể dục còn giúp cải thiện sức khỏe, xây dựng thói quen và lối sống tích cực hằng ngày.
Ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến giấc ngủ
(BGĐT) - Các nhà khoa học đã chứng minh thuốc lá là tác nhân phát triển một số bệnh ung thư, tim mạch, nhiễm trùng và trầm cảm. Quá trình hút thuốc sẽ làm các hóa chất độc hại và kim loại nặng xâm nhập, phá hoại cơ thể theo thời gian. Nicotin trong thuốc lá còn gây rối loạn giấc ngủ hàng ngày.
Thuốc lá điện tử và những tác hại nghiêm trọng với sức khỏe
(BGĐT) - Các nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc lá điện tử (vape) có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và nghiện thuốc lá.
Thuốc lá và chứng trầm cảm ở người vị thành niên
(BGĐT) - Đến 70% những người hút thuốc bắt đầu thử thuốc lá khi họ chưa đầy 18 tuổi. Nhiều người bắt đầu từ năm 11 tuổi và có trẻ 14 tuổi đã nghiện thuốc. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới. Ngày càng có nhiều người trẻ hút thuốc lá, đặc biệt là trẻ vị thành niên.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...