Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống / Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến giấc ngủ

(BGĐT) - Các nhà khoa học đã chứng minh thuốc lá là tác nhân phát triển một số bệnh ung thư, tim mạch, nhiễm trùng và trầm cảm. Quá trình hút thuốc sẽ làm các hóa chất độc hại và kim loại nặng xâm nhập, phá hoại cơ thể theo thời gian. Nicotin trong thuốc lá còn gây rối loạn giấc ngủ hàng ngày.

Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Rochester cho thấy, hút thuốc lá làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, là tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon. Tiếp xúc với khói thuốc càng nhiều, đồng hồ sinh học tự nhiên càng thay đổi tồi tệ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thuốc lá làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và những rối loạn tâm lý khác.

{keywords}

Thuốc lá làm hỏng giấc ngủ và kéo theo những bệnh tật khác. Ảnh sưu tầm.

Thuốc lá còn làm tăng nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Người hút thuốc có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất kích thích làm sưng các cơ, mô ở mũi và cổ họng gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

Người thường xuyên hút thuốc cũng thường bị tỉnh giấc nhiều hơn trong đêm. Các nhà khoa học tại Đại học Jonhs Hopkins đã tiến hành nghiên cứu giấc ngủ của 40 người thường xuyên hút thuốc và 40 người không hút thuốc. Kết quả cho thấy, 22,5% trong nhóm người hút thuốc không ngủ yên trong đêm, trong khi ở nhóm không hút thuốc chỉ là 5%. Kết quả theo dõi bằng máy đo điện não cũng cho thấy những người không hút thuốc sẽ có được giấc ngủ sâu hơn.

Nicotin là chất kích thích tương tự như caffein, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ nếu sử dụng nhiều hoặc sát đến giờ đi ngủ. Theo nghiên cứu tại trường Đại học Frolida năm 2013, nicotin sẽ làm phá vỡ chu kỳ giấc ngủ và những người hút thuốc phải mất một khoảng thời gian dài hơn để chìm vào giấc ngủ. Người hút thuốc cũng sẽ thức dậy sớm hơn vì thèm thuốc, việc này khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu khi thức dậy vào buổi sáng.

Theo các nghiên cứu, mất ngủ có thể do các yếu tố về sức khỏe, tinh thần và những thói quen sống không lành mạnh gây ra. Nicotin là một chất kích thích mạnh cho nên người hút thuốc lá rất dễ bị mất ngủ nếu hút thường xuyên và sát giờ đi ngủ. Theo một nghiên cứu khác, phụ nữ ở tuổi trung niên khi hút thuốc sẽ có nguy cơ thường xuyên bị mất ngủ cao hơn.

Một khi đã hút thuốc, giấc ngủ sẽ không bao giờ ổn định như trước nữa. Chấm dứt thói quen hút thuốc sẽ nhận thấy những khôi phục kỳ diệu trong chất lượng giấc ngủ. Với nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tốt nhất đừng bao giờ sử dụng thuốc lá.

Tùng Lâm

Cách khắc phục khó chịu khi bỏ thuốc lá
(BGĐT) - Khi quyết định cai thuốc lá là bạn bắt đầu một hành trình đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì vì sau khi ngưng hút thuốc, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu. Tùy theo thời gian hút thuốc trong bao lâu và số lượng thuốc lá bạn thường sử dụng mà mức độ triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau, nhưng bạn đừng lo bởi sẽ có biện pháp khắc phục.
Mẹo khử mùi thuốc lá
(BGĐT) - Các phần tử khói thuốc lá có kích thước cực kỳ nhỏ, dễ dàng ám vào tường và các vật dụng trong phòng khiến căn phòng luôn có mùi hôi. Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để khắc phục. 
Những thức ăn giúp ngăn ngừa tác hại của thuốc lá
(BGĐT) - Nếu hít phải khói thuốc lá quá nhiều, bạn có thể bổ sung ngay những thực phẩm giúp hạn chế tác hại của khói thuốc lá.
Hỗ trợ người thân cai thuốc lá
(BGĐT) - Vứt điếu thuốc đi nói rằng bỏ thuốc thì thật đơn giản. Sự thực thì bỏ được thuốc lá sau thời gian dài hút thuốc không dễ dàng chút nào. Vì vậy, nếu bạn có người thân nghiện thuốc lá, hãy cố gắng hỗ trợ họ từ bỏ thuốc.
Tránh xa thuốc lá để phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BGĐT) - Phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh đường hô hấp nếu kéo dài có thể gây những biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay là thuốc lá. Các chuyên gia về hô hấp cảnh báo tỷ lệ người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...