Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống / Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khói thuốc độc hại như thế nào ?

(BGĐT) - Ngoài nicotin, thuốc lá còn chứa 7 nghìn hóa chất khác mà trong đó có những chất rất độc đối với cơ thể. Ít nhất có 69 chất có khả năng gây ung thư. Sau đây là một số độc chất chủ yếu: 

Hắc ín: Khi bạn hít khói thuốc, hắc ín sẽ bám vào khí quản và phổi. Hắc ín trong thuốc lá có chứa những hóa chất, được gọi là chất gây ung thư, chất này có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

{keywords}

Hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Oxyd carbon: Oxyd carbon tự kết hợp với huyết cầu tố trong máu và cản trở sự vận chuyển oxy đến tế bào. Điều này có nghĩa là những người hút thuốc lá thường bị khó thở và dễ bị mệt. Sau cùng bạn bị một loại bệnh đường hô hấp, gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi bạn mắc bệnh này thì bạn càng ngày càng thấy khó thở.

Khí oxy-hóa: là những chất khí phản ứng với oxy. Chúng có thể tạo ra cục máu đông trong mạch máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Benzen: Tiếp xúc với benzen có thể làm tế bào bị tổn thương ở trong nhiễm sắc thể. Và nó có thể gây ra những chứng ung thư như ung thư máu và ung thư thận.

Tác hại khi sử dụng thuốc lá lên cơ thể người: Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của thuốc lá là tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương tế bào trong phổi và những tế bào bị thương tổn này có thể trở thành tế bào ung thư. Nguy cơ bị ung thư phổi liên quan đến số lượng thuốc hút và thời gian hút thuốc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trên 80% ung thư phổi là do hút thuốc. Hiện nay, những người hút thuốc tử vong vì ung thư phổi cao gấp 15 lần so với người không hút thuốc. Ngưng hút thuốc làm giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư phổi.

Ngoài ra hút thuốc lá còn có thể dẫn đến những loại ung thư khác như ung thư miệng, môi, yết hầu, bàng quang, thận, dạ dày, gan, vú và cổ tử cung; bệnh tim mạch và đột quỵ. Các bệnh khác như lão hóa sớm; mất thị lực; bệnh răng miệng; hen suyễn; loãng xương; rối loạn cường dương; mãn kinh sớm.

Hút thuốc thụ động cũng gây tác hại cho mọi người, đặc biệt cho trẻ em. Những đối tượng này có nguy cơ cao về nhiễm trùng đường hô hấp, bị hen suyễn, ho dai dẳng và viêm tai giữa. Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 600 nghìn người tử vong do hút thuốc thụ động.

Tùng Anh

Đừng tin quảng cáo "thuốc lá an toàn"
(BGĐT) - Hiện nay có nhiều loại thuốc lá trên thị trường được quảng cáo rất hấp dẫn khiến nhiều người lầm tưởng rằng sử dụng an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguy kịch sau hút thuốc lá điện tử chứa cần sa
Sau hút thuốc lá điện tử, cô gái 20 tuổi run rẩy, tụt huyết áp, hôn mê, nhập Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, tiên lượng nguy kịch.
Những cách từ bỏ thuốc lá hiệu quả
(BGĐT) - Với hàng nghìn hóa chất độc hại, trong đó có khoảng 40 chất có khả năng gây ung thư, thuốc lá được coi là “kẻ sát nhân thầm lặng”. Nếu đang hút thuốc lá thì dưới đây là các gợi ý giúp bạn từ bỏ thói quen độc hại này.
Thêm tài liệu truyền thông phòng ngừa thuốc lá cho học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định phê duyệt tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông. Cán bộ, giáo viên, học sinh tham khảo tài liệu này tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, địa chỉ https://moet.gov.vn.
Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Từ bỏ thuốc lá vì một gia đình khỏe mạnh
(BGĐT) - Hút thuốc lá là thói quen có thể từ bỏ. Việc cai thuốc lá phải thực hiện một cách kiên trì, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua khó khăn ban đầu, vì một gia đình khỏe mạnh, xã hội văn minh không khói thuốc.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...