Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tập trung thực hiện theo Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XIII)

Cập nhật: 08:34 ngày 09/12/2022
(BGĐT) - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới là toàn bộ hoạt động của Đảng và những tổ chức có liên quan nhằm thay đổi từng phần hoặc toàn bộ một nội dung nào đó của phương thức lãnh đạo hiện có theo hướng tích cực, tiến bộ, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đem lại kết quả cao hơn, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.

Sau khi tổng kết Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (T.Ư) Đảng khóa X (Nghị quyết số 15), ngày 17/11/2022, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 28) với mục tiêu: Tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Đảng trong giai đoạn mới. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; tạo chuyển biến thực sự, đạt kết quả cao trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng ở các cấp. Xây dựng phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cấp uỷ, tổ chức đảng, thực sự khoa học, dân chủ, sát với thực tiễn; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng thông suốt từ T.Ư đến cơ sở.

Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện, đó là:

Thứ nhất, đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Đảng: Xây dựng, ban hành văn bản của Đảng theo hướng đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tính dự báo cao, bám sát thực tiễn; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm đạt hiệu quả cao; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Nâng cao chất lượng tham mưu văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng.

Thứ hai, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Nâng cao trách nhiệm, tính tự giác, gương mẫu của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt quy định về dân chủ ở cơ sở và quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ: Về tổ chức - bộ máy: Sắp xếp hợp lý tổ chức đảng ở địa phương, tổ chức đảng theo ngành dọc và rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng cơ quan, tổ chức nhằm khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý; thực hiện nghiêm quản lý biên chế và tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

{keywords}

Các đại biểu dự hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII tại điểm cầu UBND TP Bắc Giang.

Về công tác cán bộ: Chú trọng lựa chọn, bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn để bầu cử, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Nhà nước, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị; kiên trì thực hiện “có vào, có ra, có lên, có xuống” trong công tác cán bộ; khắc phục hạn chế, yếu kém, hình thức trong đánh giá cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở các cấp.

Thứ tư, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát: Thực hiện hiệu quả Chiến lược kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030; tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; đổi mới phương pháp, quy trình, nâng cao kỹ năng kiểm tra, giám sát theo hướng giám sát mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; phân cấp thẩm quyền kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra các cấp; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp.

Thứ năm, phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên: Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên; nêu cao tinh thần tự giác, tự kiểm tra, tự phê bình và phê bình; mọi đảng viên phải gương mẫu, nói đi đôi với làm, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân; thực hiện tốt công tác khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân đảng viên.

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ T.Ư tới cơ sở: Đổi mới phong cách, phương pháp công tác, lề lối làm việc bảo đảm khoa học, dân chủ, sâu sát, cụ thể; hoàn thiện quy định về ban hành văn bản của Đảng bảo đảm khoa học, thực tiễn, hệ thống, chặt chẽ; thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị từ T.Ư đến địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và văn kiện của Đảng, kết nối từ T.Ư tới cơ sở.

Ngoài một số nhiệm vụ chủ yếu, giải pháp mới cần tập trung thực hiện nêu trên, cần phát huy vai trò của Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội tham gia đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng như: Tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội đối với công tác tổ chức, cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát; nêu gương của cán bộ, đảng viên; cải cách hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc và hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên.

Căn cứ nội dung Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược và xác định nhiệm vụ cụ thể đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy; đồng thời các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện ở cấp mình phù hợp sát với thực tiễn.

Ngô Văn Nam, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông: Tăng tính kết nối, tạo đà thu hút đầu tư
(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết (NQ) số 113-NQ/TU ngày 22/7/2016 của Tỉnh ủy Bắc Giang về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030, thời gian qua, nhiều địa phương đã và đang tiếp tục ưu tiên nguồn lực nâng cấp, cải tạo và xây mới một số tuyến đường nhằm tăng tính kết nối giao thông, thúc đẩy KT- XH phát triển.
Tuyên truyền sâu rộng, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết Hội nghị T.Ư 6
(BGĐT) -  Ngày 6/12, Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII bước sang ngày làm việc thứ hai. Hội nghị do Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu kết luận Hội nghị.
Bắc Giang: Gần 58 nghìn cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII)
(BGĐT) - Ngày 5/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nối điểm cầu T.Ư tại Hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội, TP Hà Nội và 11.632 điểm cầu cấp tỉnh, huyện và cấp xã trên toàn quốc với gần 1,2 triệu cán bộ, đảng viên tham gia nghiên cứu, học tập.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...